【nhận định hà nội】“Hạt sạn” trong văn hoá ứng xử
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 11:10:26 评论数:
(CMO) Bị coi như phim trường, làm bối cảnh cho các bức ảnh độc, lạ để câu like, câu view trên mạng xã hội; Người đến thì vô tư xả rác, viết bậy, vẽ bậy... hình ảnh những khu di tích, di sản đang dần xấu đi vì một bộ phận du khách thiếu ý thức.
Biết rằng việc lưu giữ khoảnh khắc đẹp ở các khu di tích, di sản là nhu cầu chính đáng. Song, chụp ở đâu và chụp như thế nào không phải là điều ai cũng lưu tâm.
Thời gian gần đây, việc dư luận dậy sóng, phản ứng trước những bộ ảnh phản cảm, xâm hại, thậm chí phá hoại các di tích lịch sử đã dấy lên mối lo ngại trước sự an toàn của các di tích. Điều đáng buồn hơn, những hành động xấu xí ấy lại bắt nguồn từ một bộ phận du khách trẻ, xem việc có những bộ ảnh độc, lạ như một trào lưu mà hoàn toàn không nghĩ tới hoàn cảnh, bối cảnh mình đang đứng là ở đâu.
Trên thực tế, thực trạng này đang diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Gần đây nhất, cộng đồng mạng từng xôn xao trước đoạn clip dài gần 2 phút, ghi lại cảnh một cô gái bán khoả thân, dùng nón lá che đi phần nhạy cảm, đứng tạo dáng trên sân thượng một căn nhà giữa lòng phố cổ Hội An. Kiểu chụp ảnh này lại tiếp xuất hiện tại Đà Lạt, khi một cặp nam thanh nữ tú trong trang phục có cũng như không vô tư tạo dáng ở hồ Tuyền Lâm. Không biết những bộ ảnh này có đem lại cho các bạn trẻ lượt yêu thích hay không, nhưng sau mỗi sự việc như thế là làn sóng phản đối, chỉ trích mạnh mẽ từ dư luận.
Huế là một trong những địa phương sở hữu nhiều di tích lớn. Tuy nhiên, ngành du lịch tại đây lại đau đầu trước những hành động vẽ bậy, viết bậy của du khách lên quần thể các di tích mà đáng ra phải được thế hệ tiếp nối gìn giữ, nâng niu. Chùa Thiên Mụ, kinh thành Huế, các lăng tẩm, đền thờ ở đây đều phải chịu chung số phận bởi chi chít các vết khắc, nét vẽ nguệch ngoạc đủ hình thù của các bạn trẻ.
Chùa Thiên Mụ là một trong những di tích bị vẽ bậy nhiều nhất ở Huế. |
Trong một lần trở lại Đà Lạt, đập vào mắt chúng tôi không còn là khung cảnh thơ mộng, mà thay vào đó là cảnh bát nháo ở khu chợ đêm Hoà Bình. Thậm chí chúng tôi còn được chứng kiến màn đôi co không khoan nhượng giữa cánh tiểu thương và lực lượng bảo vệ an ninh trật tự tại khu chợ đêm này.
Phố cổ Hội An cũng không mấy khá hơn, khi các quán cà phê sân thượng phải dùng kẽm gai rào xung quanh để tránh du khách leo lên nóc nhà chụp ảnh.
Anh Lê Khắc Lập (hướng dẫn viên du lịch) cho biết: "Chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận lại những hành vi như thế là đang phá hoại di tích. Nhiều lần chúng tôi dẫn khách xuống hòn Đá Bạc, du khách ai cũng ngán ngẩm trước thực trạng xả rác, những sòng nhậu dã chiến, hoặc những vết viết bậy, vẽ bậy lên các vách đá. Chính những hình ảnh không đẹp đó sẽ khó níu chân du khách khi đến điểm du lịch này".
Văn hoá ứng xử có thể thay đổi nếu việc thực thi pháp luật thực sự nghiêm túc. Di tích, di sản vốn là vấn đề nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởi những hành động nhỏ nhất. Ở các nước trong khu vực, vấn đề xâm phạm di tích có hình phạt thích đáng, ở nước ta chỉ dừng lại mức tuyên truyền, nhắc nhở. Cho nên, đã đến lúc cơ quan có thẩm quyền cần quyết liệt, nghiêm khắc hơn để ngăn chặn, xử lý những "hạt sạn" trong văn hoá ứng xử./.
Lâm Nghĩa