游客发表

【lich bóng đá anh】Giám đốc Công ty TNHH Đông Dược và Sức khỏe Doanh Diễm: Quảng cáo sai sự thật mới bán được hàng?

发帖时间:2025-01-10 18:59:28

Giám đốc Công ty TNHH Đông Dược và Sức khỏe Doanh Diễm ủng hộ hành vi quảng cáo sai sự thật?ámđốcCôngtyTNHHĐôngDượcvàSứckhỏeDoanhDiễmQuảngcáosaisựthậtmớibánđượchàlich bóng đá anh

Trong bài viết có nhan đề "Phòng khám Đông y Phúc Thành quảng cáo TPCN như thuốc, nói đây là chiêu 'lách luật'", toà soạn Chất lượng Việt Nam đề cập tới tình trạng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bình Vị Quản đang quảng cáo với nhiều thông tin sai sự thật, không đúng công dụng sản phẩm đã được cấp phép và gây nhầm lẫn với thuốc chữa bệnh.

Sản phẩm Bình Vị Quản do Công ty TNHH Dược phẩm Smard sản xuất, Công ty TNHH D.BOLD công bố và hiện đang được phân phối tại Phòng khám Đông y Phúc Thành do PGS. TS. BS Nguyễn Văn Toại phụ trách chuyên môn cũng như tại Công ty TNHH Đông Dược và Sức khỏe Doanh Diễm (địa chỉ đăng ký kinh doanh tại thôn Thọ Khê, xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh).

Sản phẩm Bình Vị Quản đang được quảng cáo với nhiều thông tin sai sự thật về công dụng, chất lượng sản phẩm.

Sau khi bài viết được đăng tải, ông Đỗ Thiện Duy, Giám đốc Công ty TNHH Đông Dược và Sức khỏe Doanh Diễm (đơn vị phân phối sản phẩm Bình Vị Quản) đã đề nghị gặp phóng viên để cung cấp thông tin. Tại buổi làm việc, ông Đỗ Thiện Duy cho biết đã nắm được thông tin toà soạn phản ánh về sản phẩm Bình Vị Quản và tự nhận là học trò của PGS. TS. BS Nguyễn Văn Toại. Ông Duy cho biết, sở dĩ có các thông tin sai lệch về sản phẩm Bình Vị Quản là do có nhiều chi nhánh, đại lý quảng cáo nhập sản phẩm về rồi tự viết nội dung quảng bá sản phẩm.

Khi phóng viên đặt câu hỏi vì sao pháp luật có quy định cấm quảng cáo sai sự thật và cấm quảng cáo thực phẩm chức năng gây nhầm lẫn với thuốc chữa bệnh thì ông Đỗ Thiện Duy thản nhiên trả lời rằng "nếu không quảng cáo sai sự thật lên một tí thì không bán được hàng".

Có thể thấy, dù đang ở cương vị giám đốc doanh nghiệp nhưng ông Đỗ Thiện Duy vẫn có những phát ngôn bất chấp quy định pháp luật về quảng cáo thực phẩm chức năng, ủng hộ hành vi quảng cáo sai sự thật. Liệu Công ty TNHH Đông Dược và Sức khỏe Doanh Diễm có đang vì doanh thu mà coi nhẹ sức khoẻ và an toàn của người dùng. Việc quảng cáo sai sự thật về sản phẩm Bình Vị Quản có phải chủ trương của công ty?

Nhiều thông tin sai sự thật về sản phẩm Bình Vị Quản

Theo tìm hiểu của phóng viên, sản phẩm Bình Vị Quản được đăng ký dưới dạng thực phẩm chức năng, có công dụng (theo nhãn ghi trên vỏ hộp) là "hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ giảm acid dịch vị, hỗ trợ giảm nguy cơ viêm loét dạ dày, tá tràng. Tuy nhiên, thời gian qua, trên nhiều website và mạng xã hội, sản phẩm này lại được quảng cáo với nhiều nội dung gây nhầm lẫn với thuốc chữa bệnh, sai sự thật về bản chất, công dụng của sản phẩm.

Cụ thể, trên trang tiyanbvq.com, Bình Vị Quản được quảng cáo có công dụng "Bảo vệ và làm tăng khả năng niêm mạc của dạ dày; Gây suy yếu, ức chế và đào thảo vi khuẩn chủng HP". Sản phẩm còn được quảng cáo có khả năng "chống trào ngược, chặn đứng khuẩn HP, chữa lành niêm mạc dạ dày. Một số trang Facebook còn tự ghi tên sản phẩm là thuốc. Một trang website khác có địa chỉ binhviquan.vn còn quảng cáo Bình Vị Quản "hỗ trợ và điều trị bệnh dạ dày dứt điểm tại nhà không cần phải phẫu thuật".

Những quảng cáo kể trên dễ khiến người tiêu dùng lầm tưởng sản phẩm giống với các loại thuốc có khả năng điều trị bệnh ung thư. Trong khi đó, trên thực tế, theo cấp phép của Bộ Y tế, sản phẩm này chỉ là dòng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh không có tác dụng điều trị hay thay thế thuốc chữa bệnh.

Một quảng cáo sai sự thật về sản phẩm Bình Vị Quản. Theo quy định của Bộ Y tế, thực phẩm chức năng không có tác dụng điều trị bệnh như quảng cáo.

Để quảng cáo cho sản phẩm, website này còn dùng 'chiêu' liệt kê công dụng thành phần của sản phẩm. Ví dụ như thành phần cao Khổ Sâm "chứa các hoạt chất flavonoid, alcaloid, acid benzoic, β – sitosterol, tecpenoid, stigmasterol giúp kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn Hp trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng", bột chè dung "chứa Tanin, hợp chất Plavonozit cùng nhiều các hoạt chất quý khác giúp hỗ trợ đường tiêu hóa, kích thích ăn ngon và điều trị viêm loét".

Khoản 2, Điều 27, Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm đã quy định rõ: Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm. Thông tư số 43/2014/TT-BYT về quản lý thực phẩm chức năng của Bộ Y tế cũng quy định: "Công bố khuyến cáo về sức khỏe phải đúng bản chất của sản phẩm, chỉ công bố công dụng của thành phần cấu tạo có công dụng chính hoặc công bố công dụng hợp thành của những thành phần cấu tạo khi có bằng chứng khoa học chứng minh và không công bố công dụng theo cách liệt kê công dụng của các thành phần".

Tuy nhiên, sản phẩm Bình Vị Quản lại được quảng cáo bằng cách liệt kê công dụng của các thành phần có trong sản phẩm, gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh, khiến người tiêu dùng khó có thể phân biệt được đâu mới là công dụng thực tế của sản phẩm.

Để có thông tin khách quan về sự việc, phóng viên Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn) - trong vai một khách hàng đã tới Phòng khám Đông y Phúc Thành do PGS. TS. BS Nguyễn Văn Toại làm chủ để được tư vấn về sản phẩm Bình Vị Quản. Tại đây, chỉ cần nói sơ qua về tình hình bệnh, chưa cần tiến hành thăm khám, PGS. TS. BS Nguyễn Văn Toại đã khẳng định bản thân mình là người có kinh nghiệm lâu năm trong việc bốc thuốc, chữa các bệnh về dạ dày và có thể chữa được hết bệnh dạ dày và khuyên phóng viên nên dùng sản phẩm Bình Vị Quản.

PGS. TS. BS Nguyễn Văn Toại cũng khẳng định, sản phẩm Bình Vị Quản là thực phẩm chức năng nhưng có khả năng chữa được bệnh dạ dày. Khi phóng viên hỏi lý do thì PGS. TS. BS Nguyễn Văn Toại giải thích, Bình Vị Quản là bài thuốc đông y, tuy nhiên nếu xin giấy phép là thuốc thì phải qua nhiều quy trình nghiêm ngặt, do đó, công bố sản phẩm Bình Vị Quản là thực phẩm chức năng để dễ đưa ra thị trường.

"Do thủ tục xin cấp phép sản phẩm là thuốc quy trình nghiêm ngặt, nhiều bước nên đây là một cách để lách luật. Nếu công bố sản phẩm là thực phẩm chức năng thì dễ hơn", PGS. TS. BS Nguyễn Văn Toại cho hay.

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm quy định: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh”.

Còn theo Mục b, Khoản 3 và Điều 3, Khoản 4, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo 2012 thì các đơn vị phân phối, tiếp thị phải: b) Khuyến cáo sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

PGS. TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, việc lừa dối quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng như thuốc chữa bệnh là hành vi bất chấp luân thường đạo lý. Vì lợi nhuận mà họ sẵn sàng lừa dối, kể cả những người bệnh đang ở hoàn cảnh cực kỳ khó khăn.

Theo ông Phong, các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng chỉ mang tính hỗ trợ. Vì thế, tất cả quảng cáo về công dụng thần kỳ, gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh đều là quảng cáo "nổ" vi phạm quy định. Với những trường hợp như vậy, Cục An toàn thực phẩm đăng tải thông tin công khai, khuyến cáo người tiêu dùng trong khi cơ quan chức năng đang xử lý, người dân không mua, sử dụng các sản phẩm quảng cáo sai sự thật.

Ông Phong cũng khuyến cáo, tất cả sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo trên mạng xã hội dùng thư tín bệnh nhân, hình ảnh cơ sở y tế, danh nghĩa cơ quan y tế, hình ảnh bác sĩ, có công dụng chữa bệnh nọ bệnh kia hoàn toàn sai sự thật, tuyệt đối không mua. Các sản phẩm quảng cáo tràn lan và "thổi phồng" như thuốc chữa bệnh hiện nay gồm: sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư, tai biến mạch máu não, bệnh thận, gan..., thậm chí quảng cáo phải dùng vài tháng mới thấy tác dụng, chính thời gian này đã cướp mất cơ hội được chữa bệnh kịp thời của bệnh nhân.

Từ những phân tích trên, có thể thấy, việc quảng cáo sản phẩm của Phòng khám Đông y Phúc Thành đang có dấu hiệu vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng, dễ khiến người tiêu dùng lầm tưởng về công dụng, chất lượng thực sự của sản phẩm.

Đối với những thông tin phản ánh về việc quảng cáo sản phẩm của Phòng khám Đông y Phúc Thành sai sự thật, không giống với nội dung công dụng đã được cấp phép bởi cơ quan y tế, dư luận không khỏi thắc mắc nếu chất lượng sản phẩm không đúng như quảng cáo, Phòng khám Đông y Phúc Thành có chịu trách nhiệm? Vì sao các sản phẩm được cấp phép là thực phẩm chức năng nhưng lại được phòng khám quảng cáo như thuốc chữa bệnh? Đây có phải là chiêu trò trục lợi trên niềm tin của người tiêu dùng?

Về vấn đề này, đề nghị Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vào cuộc xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

Chất lượng Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về sự việc !

Phong Lâm

    热门排行

    友情链接