【soi kèo betis】Xuất khẩu dệt may phục hồi tích cực
Xuất khẩu dệt may thu hẹp đà giảm Xuất khẩu dệt may chinh phục mục tiêu 44 tỷ USD năm 2024 |
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam. |
Thưa ông, sau những tín hiệu hồi phục vào cuối năm 2023, tình hình xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam từ đầu năm 2024 đến nay rao sao?
Trong 2 tháng đầu năm 2024, mặc dù các DN nghỉ tết Nguyên đán 15 ngày nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vẫn đạt 6,2 tỷ USD và ước quý 1 đạt khoảng 9,5 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 9,62% so với cùng kỳ năm 2023.
Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 44 tỷ USD. Mục tiêu này được đặt ra trên cơ sở tình hình đơn hàng tại các thị trường đã bắt đầu quay trở lại với mức độ tương đối tốt so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, ngành dệt may Việt Nam cũng đang thích ứng rất nhanh trong chiến lược xanh hóa, phát triển bền vững theo yêu cầu của các thị trường lớn. Trong đó, tỷ lệ nhà máy được đầu tư đạt chuẩn mực của các tổ chức đánh giá ngày càng tăng lên. Điều này giúp thúc đẩy khả năng thích ứng của dệt may Việt Nam đối với các tiêu chuẩn nhập khẩu của châu Âu và một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Cụ thể sự hồi phục đã được ghi nhận ở những thị trường nào, thưa ông?
Thị trường Mỹ đang hồi phục tương đối tốt, khoảng 3-4% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là tín hiệu rất tích cực bởi đây là thị trường chiếm tỷ trọng lên tới 44-45% tổng kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam. Tiếp đến là thị trường Nhật Bản cũng đang quay trở lại, đặc biệt là nhãn hàng Uniqlo đang tăng trưởng rất nhanh. Thị trường Hàn Quốc và các nước khối ASEAN, khu vực châu Á cũng đang hồi phục tích cực.
Năm 2023, dệt may Việt Nam đã xuất khẩu vào 104 thị trường toàn cầu. Trong đó, các nước khu vực châu Á cũng là thị trường mục tiêu quan trọng và đã có sự tăng trưởng rất tốt. Hiện xuất khẩu vào thị trường các nước khối ASEAN và châu Á nói chung đang có mức tăng khoảng 6%. Bên cạnh đó, năm vừa qua ngành dệt may cũng đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Phi, Trung Đông và cũng đã đạt kết quả tích cực. Điều này thể hiện chiến lược mà Hiệp hội Dệt may Việt Nam đặt ra cho các DN về việc đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa đối tác, khách hàng và đa dạng hóa mặt hàng đã phát huy được hiệu quả.
Thời gian qua, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã tích cực kêu gọi đầu tư vào phần cung thiếu hụt, đến nay đã đạt được kết quả như thế nào, thưa ông?
Một điều rất tích cực là đầu tư FDI trong quý 4/2023 và trong 2 tháng đầu năm 2024 vào lĩnh vực dệt, nhuộm, may đã tăng rất nhanh, chỉ riêng ngành sợi là có sự chững lại. Rất nhiều nhà máy nguyên phụ liệu, nhà máy sản xuất chỉ, dây kéo, nút đồng, nút nhựa… của các nhà đầu tư Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông… đã được đầu tư tại Việt Nam với quy mô hàng đầu thế giới.
Ví dụ, Tập đoàn SAB (Trung Quốc) đã đầu tư một nhà máy sản xuất dây kéo tại KCN Bỉm Sơn (Thanh Hóa) với quy mô hàng đầu trong hệ thống các nhà máy của tập đoàn này. Tương tự, công ty khóa kéo hàng đầu thế giới YKK cũng đã đầu tư thêm nhà máy thứ hai tại Việt Nam, đặt tại KCN Đồng Văn (Hà Nam) với quy mô và công nghệ hiện đại hơn hẳn nhà máy đã đầu tư trước đó tại Đồng Nai. Nhà máy chỉ Amann của Đức tại Việt Nam cũng là một trong những nhà máy sản xuất chỉ số một thế giới… Hiện hàng loạt nhà máy sản xuất chỉ của châu Âu, Mỹ đã được đầu tư tại Việt Nam.
Tôi cho rằng, loạt Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên chính là động lực thu hút các nhà đầu tư trong nước cũng như nhà đầu tư FDI đầu tư vào phân cung thiếu hụt của ngành dệt may Việt Nam. Đây là một trong những yếu tố giúp giảm dần sự phụ thuộc vào nguyên phụ liệu bên ngoài. Điều này cũng sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam giải quyết được một số vấn đề trọng yếu: thời gian sản xuất trong nước nhanh hơn, chi phí vận chuyển thấp hơn, giá cạnh tranh hơn và chúng ta chủ động được nguyên phụ liệu trong nước để phát triển ngành công nghiệp thời trang.
Thời gian tới, Hiệp hội Dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư vào phần cung thiếu hụt cho các mục tiêu những năm tiếp theo. Bởi chúng ta không thể ngay lập tức kêu gọi được tất cả lĩnh vực. Quá trình đầu tư này sẽ kéo theo những dịch chuyển từ các nước khác sang Việt Nam và điều này sẽ giúp cải thiện khả năng thích ứng của chúng ta đối với thị trường toàn cầu.
Xin cảm ơn ông!
下一篇:Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
相关文章:
- Nhận định, soi kèo Atromitos vs Asteras Tripolis, 00h30 ngày 6/1: Trên đà hưng phấn
- City strengthens relationships with int'l community
- Việt Nam, Italy convene third defence policy dialogue
- Disciplinary measures taken against two senior officials
- Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
- Việt Nam welcomes Czech Republic’s resumption of working visas for Vietnamese
- Best mainstream journalistic works honoured on Revolutionary Press Day
- Việt Nam, Morocco eye stronger multifaceted cooperation
- Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2023
- Local governments have become more transparent
相关推荐:
- Tỉnh Bình Dương: Đón nhận đầu tư hơn 1,7 tỷ USD
- 34th ASEAN Summit opens in Bangkok
- PM Phúc extends sympathy to China over natural disasters
- Vietnamese, Australian FMs hold talks
- Truy tìm tài xế ô tô tải đâm tử vong người đi bộ trên cao tốc rồi bỏ chạy
- Vietnamese, Australian FMs hold talks
- Local governments have become more transparent
- Real estate tycoon charged with defrauding customers in apartment building project
- Giải cứu 2 cô giáo bị sạt lở đất vùi lấp trên đường đi dạy về
- Việt Nam, Thai navies develop partnership
- Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!
- Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
- Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Hatayspor, 23h00 ngày 5/1: Chênh lệch dẳng cấp
- Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọt
- Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước
- Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ
- Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn
- Đồng hồ analog hỗ trợ thanh toán digital
- Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- Mỏ đá Yên Bái khiến dân bất an: Bộ TN&MT xử phạt công ty Hùng Đại Sơn