Bắc Giang: Chuyển cơ quan điều tra sai phạm tại dự án nước sạch Dân chung cư ở Hà Nội bị 'hành xác' vì thiếu nước,ửlývụdoanhnghiệpbánchuinướcsạchchohơnhộdâtrận midtjylland phải dùng lại nước sinh hoạt |
Làm giả tài liệu của ngân hàng để được chấp thuận dự án
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Công Thương, trên cơ sở trạm thực nghiệm hệ thống xử lý nước sạch thôn Yên Xá, xã Hà Yên (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa); Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Môi trường nước sạch Hà Trung (Công ty nước sạch Hà Trung) đã lập hồ sơ, thủ tục liên quan trình và được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Liên hợp trạm xử lý nước sạch Hà Yên, tại xã Hà Yên (nay sáp nhập, đổi tên thành xã Yên Dương), huyện Hà Trung vào ngày 11/10/2019.
Thế nhưng, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng nên việc xây dựng các trạm cấp nước tại 02 khu đất thuộc dự án trên vào thời điểm đó chưa thực hiện được. Công ty nước sạch Hà Trung đã triển khai xây dựng hệ thống đường ống đến các xã Hà Tân và Hà Giang.
Doanh nghiệp làm giả tài liệu ngân hàng để được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. Ảnh: Quốc Huy |
Đến tháng 3/2021, Công ty đã tự ý xây dựng 01 công trình tại xã Hà Giang khi chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận (đến tháng 12/2021 công trình cơ bản hoàn thành). Còn 02 khu đất thuộc dự án Liên hợp trạm xử lý nước sạch Hà Yên, tại xã Hà Yên, huyện Hà Trung chưa thực hiện.
Tuy nhiên đến ngày 03/12/2021, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4892/QĐ-UBND về việc hủy bỏ quyết định ngày 11/10/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Liên hợp trạm xử lý nước sạch Hà Yên, tại xã Hà Yên, huyện Hà Trung do Công ty nước sạch Hà Trung đã làm giả hồ sơ.
Cụ thể, Công ty nước sạch Hà Trung đã làm giả Giấy xác nhận số dư tài khoản của Ngân hàng VIB – Chi nhánh Ba Đình với nội dung, xác nhận số dư tài khoản là 21.000.000.000 đồng. Tài liệu này được kẹp cùng bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Liên hợp trạm xử lý nước sạch Hà Yên tại xã Hà Yên (nay sáp nhập, đổi tên là xã Yên Dương), huyện Hà Trung và đã được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận.
Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, sau gần 3 năm bị hủy bỏ chủ trương đầu tư dự án, việc cấp nước cho người dân xã Yên Dương và Hà Giang do công trình trạm xử lý nước sạch thí điểm xã Hà Yên vẫn đang thực hiện, tổng số hộ đang sử dụng lên đến 810 hộ.
Đây được cho là sự việc lạ lùng, bởi lẽ doanh nghiệp đã bị thu hồi chủ trương đầu tư vì làm giả tài liệu của ngân hàng, thế nhưng các cơ quan chuyên môn cũng như chính quyền địa phương vẫn thờ ơ, để doanh nghiệp này ngang nhiên bán chui nước sạch cho người dân mà không có động thái xử lý triệt để. Đến khi các cơ quan báo chí vào cuộc quyết liệt mới “sốt sắng” đi rà soát, kiểm tra và khi đi kiểm tra lại phát hiện hàng loạt vi phạm.
Loay hoay xử lý vì chót bán chui nước sạch cho hơn 800 hộ dân
Theo nhận định của các cơ quan chức năng tại thời điểm tháng 8/2024, hoạt động sản xuất, cung cấp nước sạch của doanh nghiệp nói trên đang mắc rất nhiều vi phạm. Cụ thể, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho rằng, trước thời điểm UBND tỉnh hủy Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án (năm 2021), Công ty nước sạch Hà Trung chưa nộp hồ sơ xin thuê đất thực hiện dự án về Sở Tài nguyên và Môi trường. Công ty nước sạch Hà Trung cũng chưa được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt để phục vụ hoạt động của dự án Liên hợp trạm xử lý nước sạch Hà Yên.
Hơn 800 hộ dân đang phải sử dụng nước sạch nhưng chưa chắc đã sạch. Ảnh: CTV |
Còn Sở Xây dựng nhận định, đến nay Công ty nước sạch Hà Trung chưa thực hiện hồ sơ, thủ tục về lĩnh vực quy hoạch xây dựng, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, cấp giấy phép xây dựng của dự án nêu trên tại Sở Xây dựng.
Đặc biệt, Trung tâm nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn Thanh Hóa khẳng định, hoạt động cung cấp nước sạch tại xã Hà Giang và xã Yên Dương, huyện Hà Trung của Trạm xử lý nước sạch Hà Yên tại xã Yên Dương, huyện Hà Trung là không đúng quy theo phạm vi cấp nước và quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Tuy nhiên, theo lý giải mới đây của UBND huyện Hà Trung, nếu Công ty nước sạch Hà Trung dừng cấp nước thì hàng trăm hộ dân sẽ không có nước sạch để sinh hoạt, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống. Đồng thời, UBND huyện Hà Trung cũng đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa hướng dẫn Công ty nước sạch Hà Trung và địa phương sớm hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định. Trong khi đó, chính UBND huyện Hà Trung đã khẳng định rằng, từ trước khi hoàn thiện các thủ tục về đất đai, xây dựng và trước khi bị hủy bỏ chấp thuận chủ trương (năm 2021), doanh nghiệp này đã bán chui nước sạch cho hơn 800 hộ dân.
Hệ thống lọc nước của Công ty nước sạch Hà Trung. Ảnh: CTV |
Mặc dù được xác định là dự án nước sạch không phép, nhưng vào năm 2023, trạm xử lý nước sạch Hà Yên vẫn được nội kiểm, ngoại kiểm bởi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa, các mẫu đều đạt quy chuẩn. Theo kết quả phân tích chất lượng nước tháng 5/2024, chất lượng nước của Trạm xử lý nước sạch Hà Yên đạt quy chuẩn.
Sau khi nghiên cứu, rà soát các quy định có liên quan cũng như tình hình thực tế, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành văn bản số 12415/UBND-NN, giao UBND huyện Hà Trung yêu cầu dừng tất cả các hoạt động liên quan đến đầu tư xây dựng trạm thực nghiệm hệ thống xử lý nước sạch tại xã Hà Yên (nay là xã Yên Dương), huyện Hà Trung của Công ty nước sạch Hà Trung và tổ chức xử lý các sai phạm theo thẩm quyền.
Đồng thời kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có liên quan đến những tồn tại của công trình về công tác quản lý quy hoạch, đầu tư, sản xuất và kinh doanh nước sạch khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép, sử dụng đất không đúng mục đích. Tổ chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch cấp nước trong các quy hoạch đã được phê duyệt (nếu cần thiết) trên cơ sở đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn, đáp ứng quyền được sử dụng nước sạch của người dân.
Công trình xây dựng trái phép để sản xuất nước sạch bán chui cho người dân. Ảnh: CTV |
Trao đổi nhanh với phóng viên Báo Công Thương, một lãnh đạo Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa chia sẻ, bây giờ sẽ tạm dừng toàn bộ các hoạt động xây dựng liên quan đến dự án chứ không thể tạm dừng hoạt động của trạm xử lý nước, dừng cung cấp nước sạch đến người dân.
Còn ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa cho biết, theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa, hiện tại đã tạm dừng toàn bộ các hoạt động xây dựng liên quan đến dự án chứ chưa thể tạm dừng hoạt động của trạm xử lý nước, dừng cung cấp nước sạch bởi vì liên quan đến quyền, lợi ích của người dân.
Ông Nam chia sẻ thêm, trước thời điểm chấp thuận dự án đã xảy ra vi phạm, sai bắt đầu từ cấp xã: “Tuy nhiên đây là một tình huống cần phải xử lý vừa đáp ứng nhu cầu nước sạch của nhân dân, vừa tuân thủ quy định của pháp luật. Hiện tại số hộ, người dân đang sử dụng nước sạch là rất lớn nên phải xử lý từng bước, trước mắt nghiêm cấm toàn bộ hoạt động đầu tư xây dựng của doanh nghiệp, giao cho UBND huyện Hà Trung rà soát lại toàn bộ hoạt động của dự án và báo cáo UBND tỉnh theo thẩm quyền. Quan điểm là sai ở đâu xử lý ở đấy, thẩm quyền nào thì xử lý ở thẩm quyền đó”.
Nhìn nhận của quá trình Công ty nước sạch Hà Trung hoạt động, từ khi làm giả tài liệu của ngân hàng để xin chấp thuận chủ trương dự án, đến khi bị hủy bỏ chủ trương nhưng vẫn ngang nhiên bán chui nước sạch cho người dân nhiều năm.
Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng như các sở, ngành có liên quan đã buông lỏng quản lý, để cả một dự án xây dựng không phép và bán chui nước sạch cho hàng trăm hộ dân nhiều năm nhưng không có biện pháp xử lý nghiêm, triệt để. Để bây giờ sự việc đã rơi vào thế “chuyện đã rồi”; nếu dừng cấp nước thì hàng trăm hộ dân sẽ bị ảnh hưởng, sẽ phản ứng dữ dội; còn không dừng hoạt động, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của doanh nghiệp, cán bộ, thậm chí còn tìm cách “hợp thức hóa” thì sẽ tạo tiền lệ xấu, doanh nghiệp sẽ “nhờn luật”…