当前位置:首页 > Cúp C1

【trận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia luxembourg】Đang hoàn thiện chuẩn hóa các nghị định thư cho khoai lang và ớt

Thông đường cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
Để nông sản Việt Nam “phá rào” vào các thị trường khó tính
Diện tích sầu riêng tăng nóng,Đanghoànthiệnchuẩnhóacácnghịđịnhthưchokhoailangvàớtrận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia luxembourg cảnh báo gấp không tự phát mở rộng
Trung Quốc chính thức nhập khẩu tổ yến, khoai lang Việt Nam

Trước những yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn ngày càng nâng cao từ phía Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho rằng, các doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm theo các yêu cầu kỹ thuật, kết hợp với các đơn vị nông nghiệp địa phương để xây dựng vùng nguyên liệu.

Theo đó, các doanh nghiệp cần phối hợp với các đơn vị thực hiện cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói để đáp ứng yêu cầu của phía bạn. Về thực hiện liên kết, các doanh nghiệp cần chủ động liên hệ các đơn vị như ban quản lý cửa khẩu để biết tiến độ thông quan, tránh ùn tắc, đảm bảo chất lượng hàng nông sản, thời gian thông quan và chi phí vận tải. Đồng thời, Cục Chăn nuôi cũng cần sớm trình thông tư hướng dẫn về xác định mã số nhà nuôi yến, hang nuôi yến để sớm hoàn tất các thủ tục.

Cũng theo ông Nam, hiện Việt Nam có 16 mặt hàng thực vật đang được xuất khẩu sang Trung Quốc gồm: chuối, sầu riêng, măng cụt, thạch đen, cám gạo, gạo, khoai lang, dưa hấu, thanh long, xoài, mít, nhãn, vải, chôm chôm, ớt, chanh leo. Trong đó, 7 sản phẩm đã có nghị định thư và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang hoàn thiện chuẩn hóa các nghị định thư cho khoai lang, ớt. Các địa phương có diện tích lớn về ớt, khoai lang và chanh leo cần rà soát cơ sở đóng gói, vùng nguyên liệu để đăng ký cấp mã vùng trồng và cơ sở đóng gói.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đang đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan phía Trung Quốc để mở cửa cho các sản phẩm bơ, bưởi, dứa, na, thảo quả... Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phối hợp về cơ sở đóng gói và mã số vùng trồng.

"Bộ sẽ liên hệ Tổng lãnh sự Việt Nam tại Côn Minh (Trung Quốc) để thảo luận nội dung và cử đoàn sang tỉnh Vân Nam đẩy mạnh xúc tiến nông sản vào thị trường này, đặc biệt là các sản phẩm thủy sản", ông Nam cho biết.

Hoạt động XNK hàng hóa qua cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn.
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn. Ảnh: Bùi Nụ.

Về tình hình xuất khẩu nông sản, thuỷ sản sang thị trường Trung Quốc, ông Hoàng Khánh Duy, Phó trưởng Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) cho biết, ngày 17/2, tổng số phương tiện xuất khẩu, nhập khẩu thông quan qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh là 937 xe.

Trong đó, tổng số phương tiện có hàng xuất khẩu: 369 xe (258 xe hoa quả, 111 xe hàng khác); tổng số phương tiện nhập khẩu: 568 xe (517 xe hàng, 51 xe mới). Tổng số phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu còn tồn trên địa bàn tỉnh tính đến 20 giờ 00 ngày 17/2/2023 là 375 xe, trong đó: 327 xe hoa quả, 48 xe hàng khác; giảm 78 xe so với tối 16/2/2023. Ngoài ra, tại Cửa khẩu quốc tế Ga Đồng Đăng: Số toa xuất khẩu: 3 toa; số toa nhập khẩu: 24 toa. Theo thống kê của Cục Hải quan Lạng Sơn, từ đầu năm đến nay đã có trên 1.360 lô hàng hoa quả các loại với gần 220.000 tấn đã được xuất khẩu qua 5 cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn ( Hữu Nghị, Tân Thanh, Ga Đồng Đăng, Chi Ma, Cốc Nam), tăng 140% so với cùng kỳ năm 2022. Đặc biệt, tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, hơn 1 tháng rưỡi qua, quả sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt gần 23.000 tấn với giá bán tăng khá so với trước đây (giá hiện tại từ 80.000-100.000 đồng/kg, trong khi giá cuối năm 2022 khoảng 70.000 đồng/kg).

Tháng 1/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt 250 triệu USD, bằng 6,6% kế hoạch, tăng 108,3% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu đạt 100 triệu USD, nhập khẩu đạt 150 triệu USD.

Chỉ tính riêng kim ngạch xuất khẩu nông sản qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong tháng 1/2023 đạt 37,5 triệu USD. Điển hình, một số mặt hàng chủ lực như thanh long đạt 20.000 tấn với trị giá 6,5 triệu USD; mít đạt 30.000 tấn với trị giá 12 triệu USD; xoài đạt 12.000 tấn với trị giá 5,3 triệu USD; dưa hấu đạt 10.000 tấn với 3,5 triệu USD; tinh bột sắn đạt 30.000 tấn với 10,2 triệu USD...

Theo ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, từ ngày 8/1 đến nay, khi Trung Quốc giảm cấp độ phòng chống dịch Covid-19 từ nhóm A xuống nhóm B, các biện pháp kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh trong hoạt động xuất nhập cảnh và thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại biên giới được nới lỏng. Điều này đã giúp cho lượng phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu được thông quan trong tháng 1 đạt khoảng 1.000 xe/ngày. Hoạt động thông quan hàng hóa đang duy trì tại 5 cửa khẩu gồm Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma, Cốc Nam, Ga Đồng Đăng. Các cửa khẩu phụ còn lại chưa được khôi phục hoạt động. Hiện hiệu suất thông quan mới đạt khoảng 75% so với thời điểm trước dịch Covid-19.

分享到: