Ông Hoàng Minh Châu - Tổng Giám đốc Công ty CP Nam Dược,ườichèoláiconthuyềnNamDượbảng xếp hạng vdqg pháp chia sẻ về những trải nghiệm, những bài học quý giá trong quá trình vực dậy Công ty Nam Dược.
Anh bắt đầu con đường khởi nghiệp kinh doanh của mình từ thời điểm nào?
Năm 2001, sau 5 năm làm việc tại một công ty dược phẩm của nước ngoài, tôi học chuyên ngành dược nên chọn khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Lúc đó, tôi hợp tác với một người bạn mở Công ty Hoa Linh. Số vốn ban đầu rất nhỏ, chúng tôi làm việc trong một nhà xưởng có diện tích khoảng 20m2nên rất nhiều khó khăn.
Ban đầu chúng tôi hợp tác với các nhà máy khác để sản xuất sản phẩm, do đó rất khó kiểm soát chất lượng. Sản phẩm làm ra thất bại khiến chúng tôi đôi lúc nản lòng, muốn bỏ cuộc. Tuy nhiên, chỉ cần một sản phẩm thành công, chúng tôi lại có khí thế để tiếp tục. Sản phẩm thành công nhất của chúng tôi thời điểm đó là dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương.
Sản phẩm này đến nay vẫn được thị trường đón nhận rất tốt. Những bài học từ Hoa Linh sau này giúp tôi chấp nhận những thất bại trong kinh doanh một cách tích cực hơn.
Ông Hoàng Minh Châu - Tổng Giám đốc Công ty CP Nam Dược |
Anh rời Hoa Linh khi công ty này đang bắt đầu phát triển để về Nam Dược trong lúc nó đang đứng bên bờ vực phá sản. Điều gì khiến anh quyết định mạo hiểm như thế?
Về Nam Dược là một bước ngoặt của cả tôi lẫn gia đình. Nam Dược là công ty cổ phần mà người thân của tôi đã góp vốn thành lập. Công ty này đã có 4 năm liền thua lỗ liên tục. Thời điểm tôi về, ngân hàng đã niêm phong nhà kho. Nam Dược có số nợ rất lớn, bao gồm cả nợ dài hạn và nợ nóng ngắn hạn của tư nhân, nợ lương nhân công...
Chỉ khi bắt tay vào cuộc tôi mới cảm nhận được hết khó khăn mà Nam Dược đang gặp phải. Sức ép lớn nhất tôi gặp phải trong giai đoạn này không giống với thời ở Hoa Linh là thiếu kinh nghiệm kinh doanh, thiếu vốn, những khó khăn về kỹ thuật, nhân sự... mà sức ép của việc bỗng nhiên thành con nợ với số nợ khổng lồ. Nếu không có quyết tâm vượt qua thử thách, nhất là không có niềm tin, tôi nghĩ mình khó có thể qua được cửa ải này.
Vậy, anh đã làm gì để vượt qua những thử thách của Nam Dược?
Ở Nam Dược thời điểm đó có quá nhiều thứ chưa ổn, như về định hướng kinh doanh, về quản trị tài chính, về quản trị nhân sự, marketing... hàng loạt giải pháp sai dẫn đến những khó khăn cho doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, đằng sau những khó khăn đó, tôi nhìn thấy tiềm năng phát triển. Nam dược là sản phẩm của người Việt, là tinh hoa y học của người Việt, phát triển dựa trên tài nguyên của Việt Nam - đó là một thế mạnh rất lớn.
Về Nam Dược tôi tiến hành tái cơ cấu lại toàn bộ doanh nghiệp với một loạt các biện pháp khá mạnh tay. Trước tiên là bỏ hẳn mảng sản xuất thuốc tân dược, chỉ tập trung sản xuất nam dược. Đồng thời thực hiện tái cơ cấu nhân sự. Chấp nhận để những người trì trệ, những người hết nhiệt huyết ra đi và thay vào đó những nhân sự trẻ. Thế hệ 8x có thể thiếu kinh nghiệm nhưng được bù đắp bằng sự nhiệt huyết và năng động.
"Chúng tôi chú trọng xây dựng những thói quen nhỏ nhặt hàng ngày như cách xưng hô, những điều được phép và không được phép trong giao tiếp, cách ăn uống trong công sở, cách bắt tay, gửi email, trao danh thiếp... mỗi nhân viên sẽ là một đại sứ của Nam Dược khi giao tiếp với đối tác". |
Công tác quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), thậm chí cả một số DN lớn của Việt Nam chưa được chú trọng. Tôi thực hiện quản trị chặt chẽ trong các khâu sản xuất, tài chính, bán hàng, văn hóa... nhằm xây dựng giá trị nền tảng cho DN, đồng thời giảm thiểu thất thoát, lãng phí, tăng sự minh bạch. Ngay lập tức tôi thực hiện hợp tác với các nhà khoa học, các nhà thuốc y học cổ truyền, nhà nông để có các sản phẩm phù hợp với thị trường, tiện dụng cho người tiêu dùng.
Sự hợp tác này cho chúng tôi những đơn hàng đầu tiên. Sau này, chúng tôi tập trung nghiên cứu vào những bài thuốc phòng chữa bệnh thời đại như tiểu đường, bệnh xoang, cân bằng nội tiết tố... và bỏ qua những bài thuốc thông thường. Tôi nghĩ, mô hình này phù hợp với nhu cầu hiện đại và tiếp tục phát triển trong tương lai.
Tiếp đó, thực hiện chuẩn hóa lại thương hiệu, đầu tư cho quảng bá, không vì khó khăn mà cắt giảm khoản đầu tư này. Điểm cuối cùng trong tái cấu trúc Nam Dược là tôi xây dựng lại hệ thống phân phối, thiết lập các đại lý cấp 1, cấp 2... sự thay đổi này đã cho chúng tôi thấy hiệu quả tức thì.
Điều gì giúp anh có được những biện pháp quyết liệt trong tái cấu trúc DN đến thế?
Tôn Tử nói, khi đẩy mình đến đường cùng thì sẽ vùng lên để sống. Tôi học điều này từ Tôn Tử. Khi càng khó khăn, tinh thần càng cao, thậm chí phải mìm cười trong khó khăn để thấy đây chỉ là tạm thời thôi. Đó là những trải nghiệm thú vị. Không ai có thể ngờ, có thời điểm Nam Dược nợ lương nhân viên đến 5 - 7 tháng nhưng chúng tôi vẫn ngồi lại cùng nhau để bàn về tương lai. Niềm tin này giúp chúng tôi vượt qua khó khăn.
Không chỉ tôi thấm nhuần tư tưởng này mà tôi đã truyền bá lại nó cho các nhân viên trong công ty. Điều này giúp chúng tôi đồng lòng vượt qua những khó khăn trước mặt.
Sau khó khăn, anh sẽ tiếp tục thực hiện điều gì cho Nam Dược?
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Bắt đầu từ bây giờ, chúng tôi sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển văn hóa doanh nghiệp. Chúng tôi muốn xây dựng một nền tảng văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, dựa trên những giá trị cốt lõi của dân tộc, gắn với văn hóa cha ông để lại. Nam Dược là ngôi nhà chung, những ai hòa nhập vào ngôi nhà này phải tuân thủ những nguyên tác chung của DN.
Chúng tôi chú trọng xây dựng những thói quen nhỏ nhặt hàng ngày như cách xưng hô, những điều được phép và không được phép trong giao tiếp, cách ăn uống trong công sở, cách bắt tay, gửi email, trao danh thiếp... mỗi nhân viên sẽ là một đại sứ của Nam Dược khi giao tiếp với đối tác.
Xin cảm ơn anh!
Theo Diễn đàn Doanh nghiệp