2 việc cần làm ngay của lực lượng Quản lí thị trường
Tuần trước,ộcchiếnchốnghànggiảThắngthualàởthếkiềngchânam định vs viettel ngay ở trung tâm quận 1, TP. HCM, chị Nguyễn Thu Mai (45 tuổi, Phú Nhuận) đã mua một túi bánh kẹo cho trẻ con làm quà, về đến nhà mới nhận ra là mua nhầm phải hàng kém chất lượng.
Như vậy có thể thấy, từ nhiều năm qua, vấn nạn hàng giả luôn là cuộc chiến lớn và cần được giải quyết triệt để. Trong nhóm các mặt hàng thường được làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nổi cộm có nhiều mặt hàng thuộc nhóm tiêu dùng nhanh như mỹ phẩm, bột ngọt, bột giặt, bánh kẹo, nước uống cho đến nước mắm vẫn thường gặp phải vấn nạn này.
Hàng hóa uy tín được bày bán tại các siêu thị.
Về phía lực lượng chức năng, tại hội thảo “Thực trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam - Nguy cơ, thách thức và giải pháp” vừa tổ chức tại TP.HCM mới đây, ông Trần Hữu Linh – Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, nạn hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn biến phức tạp và xuất hiện những xu hướng mới, tinh vi, chuyên nghiệp.
Theo ông Linh, có hai vấn đề quan trọng cần làm ngay để hạn chế tình trạng này đó là: hoàn thiện các chính sách pháp luật, nâng cao chế tài xử phạt và đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thị trường; phối hợp giữa các lực lượng sở hữu trí tuệ và xử lý hàng giả, bộ đội biên phòng, hải quan...
Ông Linh cho biết, trong thời gian tới sẽ thay đổi cách quản lý, lực lượng quản lý thị trường được tổ chức theo mô hình mới, không còn tỉnh nào biết tỉnh đó như trước nên việc chỉ đạo xuyên suốt, cảnh báo cho cả hệ thống sẽ nhanh hơn.
Nâng cao đạo đức cán bộ quản lý thị trường bằng cách đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, đủ trình độ, bản lĩnh để xử lý nạn hàng giả; tuyên truyền và áp dụng các hình thức kỷ luật nghiêm đối với những trường hợp vi phạm cũng là một trong những giải pháp quan trọng đối phó với tình trạng hàng giả.
Các lực lượng thực thi cần trao lòng tin cho doanh nghiệp
Cuộc chiến chống hàng giả sẽ hiệu quả hơn nếu có sự hợp tác, cung cấp thông tin, chứng cứ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải đóng vai trò “lực đẩy”, chủ động phối hợp, hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc phát hiện hàng giả, hàng nhái của chính các doanh nghiệp trên thị trường, qua đó để bảo vệ chính mình và người tiêu dùng.
Các chuyên gia cho rằng, xảy ra tình trạng hàng giả, hàng nhái bày bán tràn lan trên thị trường, trước hết uy tín của các doanh nghiệp làm ăn chân chính bị sụt giảm, ảnh hưởng đến chính bản thân doanh nghiệp. Theo ông Nguyễn Văn Bách – Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP.HCM, trong khi, thực trạng sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại TP.HCM ngày càng diễn biến rất phức tạp; có dấu hiệu công khai, xem thường dư luận và các cơ quan có chức năng xử lý vi phạm nhưng hiện nay, nhiều DN e ngại, né tránh phối hợp với lực lượng thực thi để xác định hàng giả nên công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
Một số sản phẩm của một thương hiệu có uy tín trên thị trường.
Tại hội thảo chống hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và vai trò doanh nghiệp, ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam khẳng định, tình hình hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm Sở hữu trí tuệ diễn ra hết sức nghiêm trọng. Nếu nói có nhiều vấn đề đặt ra về vi phạm pháp luật, văn bản pháp luật không đồng bộ, chồng chéo lên nhau là hoàn toàn chuẩn xác. DN phải xây dựng và bảo vệ thương hiệu để tạo điều kiện cho các sản phẩm có chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ phát triển, có như vậy mới thúc đẩy nền kinh tế của đất nước phát triển được. Ông Lê Thế Bảo mong muốn các DN phối hợp với các đơn vị thực thi chống lại vấn nạn hàng giả hàng kém chất lượng, xây dựng thương hiệu cho DN. Các DN cũng nên ủng hộ các lực lượng thực thi trong vấn đề này. “Cuộc đấu tranh này nếu không có lực lượng quản lý thị trường thì sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Hàng giả sẽ tràn vào gấp mấy lần hiện nay. Tuy nhiên, các lực lượng thực thi cần phải làm đúng, làm đủ, tránh tình trạng nhận “phong bì” từ đối tượng vị phạm. Hiệp hội mong rằng các lực lượng thực thi cần trao lòng tin cho DN thì cuộc đấu tranh này nhất định sẽ thắng lợi” - Ông Lê Thế Bảo nhấn mạnh.
Một ví dụ điển hình có thể kể đến là, để chống lại tình trạng hàng giả, Tập đoàn URC đã đầu tư công nghệ in mã lazer tân tiến nhất để in ngày sản xuất và hạn sử dụng trên vỏ chai C2. Công nghệ laser cho phép URC khắc thông tin sản phẩm một cách lâu bền và đủ rõ ràng để có thể đọc được sau nhiều năm nhờ khả năng chống chịu được với ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao và các dung môi. Hơn nữa, công nghệ này giúp bảo vệ sản phẩm trước các hành vi giả mạo.
Người tiêu dùng cũng phải thể hiện trách nhiệm với lựa chọn của mình
Bên cạnh đó, chính người tiêu dùng cũng phải chịu trách nhiệm và cân nhắc kỹ khi mua sản phẩm, đồng thời phải thực hiện trách nhiệm của mình đối với hành vi tiêu dùng. Tức là, khi phát hiện hàng giả, hàng lậu, cần phải thông báo với các cơ quan chức năng để xử lý. Có như thế mới bảo vệ được quyền lợi chung của xã hội, của nền kinh tế nước nhà và quyền lợi của chính mình.
Chia sẻ về vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng hiện nay, chị Nguyễn Vân Chi (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: "Khi mua hàng tôi cũng rất sợ mua phải hàng giả vì nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe những người thân trong gia đình. Vì vậy tôi thường chọn mua ở những cửa hàng bán hàng thể hiện được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa rõ hàng, có mã vạch, tem mác đầy đủ".
Anh Nguyễn Văn Thái (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng chia sẻ: "Nhiều người bạn tôi có thói quen là ham đồ rẻ. Với tôi thì chất lượng của sản phẩm là trên hết, đặc biệt là những sản phẩm, thực phẩm tiêu dùng nhanh. Có một lần con tôi mua phải chai C2 giả, sau khi uống vào cháu bị đau bụng, từ đó, tôi luôn đưa con đi mua sản phẩm ở những cửa hàng uy tín".
Có thể nói, quyền lợi của người tiêu dùng, của doanh nghiệp, do hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm sở hữu trí tuệ đều bị ảnh hưởng trực tiếp. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp lớn hiện đã vào cuộc quyết tâm chống hàng giả bằng nhiều giải pháp khác nhau. Cùng với doanh nghiệp là sự phối hợp chống hàng giả của cả cơ quan chức năng và người tiêu dùng. Đây được coi là thế kiềng 3 chân trong cuộc chiến này mà nếu khuyết đi 1 thế, hay 1 thế nào đó yếu thì sẽ ảnh hưởng đến toàn cục.
Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo