欢迎来到88Point

88Point

【bảng xếp hạng bóng đá ukraine】Thúc đẩy hội nhập kinh tế, tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các đối tác

时间:2025-01-26 06:16:10 出处:World Cup阅读(143)

Chuyến thăm đầu tiên của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trên cương vị Trưởng Ban BCĐLNKT đã thành công tốt đẹp,úcđẩyhộinhậpkinhtếtăngcườngquanhệthươngmạigiữaViệtNamvàcácđốitábảng xếp hạng bóng đá ukraine góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế và thắt chặt quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và các nước trong thời gian tới. Riêng đối với lĩnh vực Công Thương, trong khuôn khổ chuyến công tác của Phó Thủ tướng, nhiều vấn đề đã được trao đổi, đề xuất và có những bước phát triển mới, góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại song phương giữa hai nước. Bên cạnh đó, Việt Nam và các nước cũng đã thảo luận một số vấn đề liên quan đến hợp tác kinh tế đa phương với tinh thần hữu nghị, hợp tác, hội nhập, vì sự hoà bình và thịnh vượng chung của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Tại Indonesia

Thúc đẩy hội nhập kinh tế, tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các đối tác

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã hội kiến Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla, làm việc với các Bộ trưởng chủ chốt trong nội các của Chính phủ Indonesia, tọa đàm với nhóm chuyên gia cao cấp và doanh nhân của Indonesia với chủ đề “Xu hướng chuyển dịch địa-kinh tế, địa chính trị trong khu vực và các ứng xử của các nước trong khu vực”…

Hiện nay, Indonesia là đối tác chiến lược chiếm vị trí quan trọng của Việt Nam trong quan hệ nội khối ASEAN, là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam trong ASEAN. Năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt gần 5,6 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia đạt trên 2,6 tỷ USD, nhập khẩu gần 3 tỷ USD. Thời gian qua, Việt Nam và Indonesia đã phối hợp triển khai hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc trao đổi đoàn doanh nghiệp giữa hai nước. Bên cạnh đó, hai nước còn hợp tác trên các lĩnh vực: Than (Việt Nam xuất khẩu than cám sang Indonesia và nhập khẩu than từ Indonesia cho các nhà máy nhiệt điện), dầu khí (thực hiện các dự án thăm dò và khai thác dầu khí, kinh doanh khí, kinh doanh dầu thô)…

Uỷ ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật Việt Nam – Indonesia (UBHH) được thành lập năm 1990 trong khuôn khổ Hiệp định Hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật giữa hai nước (11/1990). Họp UBHH được tổ chức 2 năm/lần và luân phiên tại mỗi nước.

Tại các cuộc làm việc, hai bên đã nhất trí cần tích cực và chủ động hơn nữa trong tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh tế, nâng cao kim ngạch thương mại và đầu tư hai chiều, phấn đấu sớm đưa thương mại hai chiều đạt mục tiêu 10 tỷ USD. Hai bên cũng nhất trí hợp tác chặt chẽ, đưa quan hệ Việt Nam-Indonesia phát triển sâu rộng hơn nữa, đặc biệt trong bối cảnh ASEAN đã hình thành Cộng đồng và tình hình khu vực, quốc tế đang có những biến chuyển sâu sắc.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị tổ chức phiên họp lần thứ 7 của UBHH trong đầu tháng 8/2017 sau 2 năm gián đoạn và đã nhận được sự đồng ý từ Bộ trưởng Bộ Thương mại và Phó Tổng thống Jussuf Kalla.

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, hoạt động của UBHH có ý nghĩa quan trọng để hai bên cùng ngồi lại với nhau, thảo luận các vấn đề về giao thương hàng hóa, trao đổi kinh nghiệm quản lý, ứng dụng khoa học, kỹ thuật giữa hai quốc gia. Hiện nay, nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia còn gặp trở ngại như: Gạo, điện thoại di động, máy tính, máy tính bảng, tôn thép…, nên việc tiếp tục tiến hành phiên họp của UBHH sẽ có ý nghĩa không nhỏ trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư trong thời gian tới.

Bộ trưởng Thương mại Indonesia Enggartiasto Lukita cho biết, nước này vẫn luôn ưu tiên cho Việt Nam nếu phải nhập khẩu gạo. Không chỉ vậy, ông Enggartiasto Lukita đánh giá cao việc hai bên đã hợp tác trong xuất nhập khẩu và chế biến hồ tiêu và cho biết sẽ tiếp tục phát triển lĩnh vực này.

Tại Indonesia, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đã gặp và làm việc với Tổng Thư ký ASEAN và lãnh đạo Ban Thư ký ASEAN để trao đổi về tình hình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Phó Thủ tướng đánh giá cao sự hỗ trợ của Ban Thư ký ASEAN dành cho các thành viên trong tiến trình xây dựng Cộng đồng và đề nghị Ban Thư ký ASEAN phát huy hơn nữa sự hỗ trợ này, nhất là cho nhóm các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam) để đảm bảo việc triển khai hiệu quả, đúng tiến độ Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025.

Tại Australia

Thúc đẩy hội nhập kinh tế, tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các đối tác

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc với Bộ trưởng Thương mại Australia. Ảnh: VGP/Thành Chung

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ hội đàm với Quyền Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Barnaby Joyce; làm việc với các Bộ trưởng: Thương mại, Ngoại giao, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề nội các, môi trường và di sản bang New South Wales, phát biểu tại Diễn đàn Đối thoại Doanh nghiệp Việt Nam - Australia.

Quyền Thủ tướng Barnaby Joyce đánh giá cao Việt Nam với tư cách là một quốc gia đang phát triển năng động và có vai trò tích cực ở khu vực Đông Nam Á, khẳng định dành ưu tiên cao cho quan hệ với Việt Nam và mong muốn thúc đẩy quan hệ hai nước lên tầm cao mới.

Hiện nay, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng trung bình 4,7%/năm giai đoạn 2010-2016. Trong các năm qua, Australia liên tục là thị trường xuất siêu của Việt Nam, giá trị xuất siêu năm 2016 đạt 473 triệu USD, đưa Australia lên vị trí thứ 7 trong các đối tác thương mại chủ chốt của Việt Nam. Các mặt hàng có nhiều triển vọng để tăng cường xuất khẩu vào Australia gồm, thủy sản (tôm tươi nguyên con), dệt may, giày dép, nông sản (hạt điều, hạt tiêu, cà phê, trái cây tươi), sản phẩm điện tử, sản phẩm gia dụng (sản phẩm điện gia dụng, đồ nội thất, đồ nhà bếp, trang trí nội thất...), vật liệu xây dựng, sản phẩm sắt thép, đồ chơi, dụng cụ thể thao.

Tại các cuộc hội đàm, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Quyền Thủ tướng Banarby Joyce cùng các Bộ trưởng khẳng định quyết tâm thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư sâu rộng hơn nữa, nâng cao kim ngạch thương mại hai chiều, tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực hai bên có lợi thế bổ sung cho nhau như nông nghiệp, giáo dục, hạ tầng cơ sở, công nghệ sáng tạo...; nhất trí giao các bộ, ngành liên quan của hai nước xây dựng các nội dung cụ thể để thiết lập cơ chế đối thoại ở cấp Bộ trưởng trong lĩnh vực kinh tế-thương mại, hướng tới việc hình thành quan hệ đối tác kinh tế trong thời gian tới.

Thúc đẩy hội nhập kinh tế, tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các đối tác

Thúc đẩy hội nhập kinh tế, tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các đối tác

Đối thoại doanh nghiệp Việt Nam- Australia

Quyền Thủ tướng Banarby Joyce và Bộ trưởng Thương mại Steven Ciobo khẳng định, Australia sẽ hợp tác chặt chẽ với các đối tác Việt Nam để hỗ trợ các mặt hàng trái cây nhiệt đới, tôm nguyên liệu không qua chế biến đáp ứng điều kiện nhập khẩu vào Australia. Đặc biệt, Quyền Thủ tướng Banarby Joyce ủng hộ đề xuất tạo thuận lợi cho Việt Nam sớm xuất khẩu tôm tươi nguyên con và trái thanh long vào thị trường này.

Liên quan đến hợp tác kinh tế đa phương, hai bên đều nhấn mạnh sự cần thiết của việc thúc đẩy các mối liên kết kinh tế, thương mại ở khu vực thông qua các Hiệp định Thương mại tự do; nhất trí tăng cường hợp tác với các nước nhằm tìm hướng đi phù hợp cho Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thúc đẩy sớm hoàn tất Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Tại New Zealand

Thúc đẩy hội nhập kinh tế, tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các đối tác

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đến chào xã giao Chủ tịch Quốc hội David Carter, hội đàm với Phó Thủ tướng Paula Bennett, làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Thương mại New Zealand.

Tại hội đàm và các cuộc tiếp xúc, hai bên ghi nhận những bước phát triển mạnh mẽ của quan hệ Đối tác toàn diện hướng tới Đối tác chiến lược Việt Nam-New Zealand; chia sẻ nhiều quan điểm tương đồng và lợi ích chiến lược trong các vấn đề khu vực, quốc tế; nhất trí tiếp tục đưa quan hệ song phương hai nước phát triển vững chắc, ổn định và sâu sắc trong thời gian tới.

Năm 2016, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 14 của New Zealand. Các mặt hàng Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu sang nước này gồm: Thủy sản (hiện Việt Nam là nhà cung cấp tôm đông lạnh lớn nhất cho New Zealand, chiếm 30% thị phần và chiếm tỷ trọng cao trên 43%, vượt qua Trung Quốc (23%) và Thái Lan (20%)); cà phê, hạt điều; dệt may; giày dép.

Ủy ban Hỗn hợp kinh tế và thương mại Việt Nam – New Zealand (JTEC) được tổ chức hai năm một lần. Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì phía Việt Nam về JTEC.

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, các nhà lãnh đạo hai nước khẳng định quyết tâm thúc đẩy kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng hơn nữa, hướng đến mục tiêu 1,7 tỷ USD vào năm 2020; tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu và New Zealand có lợi thế như nông nghiệp, năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng...

Phó Thủ tướng Paula Bennett và Bộ trưởng Thương mại Todd McClay khẳng định sẽ tạo điều kiện cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường New Zealand. Trước mắt, quả chôm chôm sẽ được New Zeland hoàn thành các thủ tục kiểm soát rủi ro và nhập khẩu ngay trong năm nay và sau này là các loại trái cây khác.

Ngoài ra, New Zealand sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc nâng cao năng lực và công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng các tiêu chuẩn cao của thị trường thế giới. Hai bên cũng nhất trí sẽ thúc đẩy sớm thu xếp tổ chức Kỳ họp JTEC lần thứ 6.

Hai bên đã thảo luận và chia sẻ nhiều đánh giá, nhận định chung về tình hình khu vực và quốc tế; nhất trí sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ và tích cực ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, đặc biệt là ASEAN; khẳng định sự ủng hộ đối với việc thúc đẩy hợp tác kinh tế và tự do hóa thương mại ở khu vực; nhất trí tăng cường hợp tác nhằm tìm hướng đi phù hợp cho Hiệp định TPP.

Chuyến công tác của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã giúp Việt Nam thắt chặt mối quan hệ ngoại giao, chính trị, tăng cường năng lực hợp tác kinh tế, giao thương hàng hoá, khoa học kỹ thuật với Indonesia, Australia, New Zealand, đồng thời khẳng định thêm thông điệp mạnh mẽ của Việt Nam về tinh thần hữu nghị, hợp tác, hội nhập và phát triển.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: