【ket qua bong da đuc】Hải quan TP. Hồ Chí Minh: 5 giải pháp trọng tâm cho giai đoạn hậu Covid
2 kịch bản cho tăng trưởng kinh tế sau dịch
Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, ông Đinh Ngọc Thắng – Cục trưởng cho biết, các quốc gia trên thế giới tiếp tục thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội có kiểm soát do sự bùng phát của dịch bệnh với kỳ vọng các hoạt động thương mại trên thế giới sẽ dần trở lại bình thường từ đầu quý III/2020 và đại dịch Covid-19 sẽ được khống chế… Việt Nam cũng bắt đầu xây dựng các giải pháp để kích thích nền kinh tế tăng trưởng ngay từ đầu tháng 5/2020.
Trong bối cảnh như vậy, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã giả định 2 kịch bản về bức tranh phát triển kinh tế Việt Nam trong 6 tháng cuối năm. Kịch bản 1 là GDP tăng trưởng trong khoảng 4,4% - 4,9%. Phân tích theo kịch bản này, tháng 8 hoặc 9/2020, dịch Covid-19 được dập tắt và kiểm soát tốt trên toàn thế giới, các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường từ đầu quý IV/2020.
Trong 3 tháng cuối năm, doanh nghiệp (DN) sẽ tăng tốc, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) cả năm 2020 ước đạt khoảng 122 tỷ USD, tăng nhẹ 2,3% so với năm 2019, trong đó kim ngạch XK khoảng 61,8 tỷ USD và kim ngạch NK khoảng 60,2 tỷ USD. Thu NSNN ước đạt khoảng 105.000 tỷ đồng, đạt 91,3% dự toán pháp lệnh, 86,7% chỉ tiêu phấn đấu và bằng 88,4% so với cùng kỳ năm 2019.
“Kịch bản này rất khó xảy ra vì tình hình dịch bệnh vẫn đang hoành hành trên khắp thế giới và không có dấu hiệu dừng lại. Các ca nhiễm mới và tử vong không giảm, các ca bệnh bình phục đạt tỷ lệ thấp nên hệ quả sẽ còn kéo dài” – ông Đinh Ngọc Thắng nhìn nhận.
Ở kịch bản thứ 2, GDP tăng trưởng từ 3,6% đến 4,5%, với dịch Covid-19 được dập tắt và kiểm soát tốt trên toàn thế giới vào tháng 10 hoặc tháng 11/2020, các hoạt động kinh tế - xã hội sẽ trở lại bình thường từ đầu năm 2021. Phân tích theo kịch bản này, tổng kim ngạch XNK 6 tháng cuối năm 2020 sẽ tăng 10% so với 6 tháng đầu năm 2020; còn tính cả năm ước đạt 117 tỷ USD, giảm khoảng 1,9% so với năm 2019.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước khoảng 59 tỷ USD, tăng khoảng 5%; kim ngạch NK cũng giảm 8%, ước đạt khoảng 58 tỷ USD; thu NSNN cả năm ước đạt 102.000 tỷ đồng, đạt 88,7% dự toán pháp lệnh, 84,3% chỉ tiêu phấn đấu và bằng 85,9% so với năm 2019.
“Kịch bản này sẽ xảy nếu các quốc gia tiếp tục siết chặt trong cộng đồng để khống chế dịch bệnh. Các ca nhiễm mới trong cộng đồng không còn (hoặc ít). Tỷ lệ các ca bình phục tăng nhanh. Thế giới trở lại trạng thái bình thường giống như Việt Nam” – ông Đinh Ngọc Thắng nói.
Lãnh đạo Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh kiểm tra đột xuất hoạt động thông quan tại cảng Cát Lái khi dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Ảnh ĐD |
5 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để ứng phó
Theo nhận định của Chính phủ, dịch bệnh Covid-19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp, khó lường, tác động tiêu cực đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, khó có thể đánh giá hết hậu quả do dịch bệnh gây ra. Với lợi thế là quốc gia khống chế thành công dịch bệnh trên thế giới, Việt Nam có nhiều cơ hội để đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, gia nhập và làm chủ các chuỗi giá trị mới, mở rộng quan hệ đối tác gắn với mở rộng thị trường quốc tế khi cấu trúc kinh tế thế giới đang biến động mạnh mẽ.
Trong tình hình như vậy, theo ông Đinh Ngọc Thắng, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã xác định nhóm 5 giải pháp trọng tâm để có thể thu được kết quả tốt nhất đối với mọi mặt công tác trong giai đoạn 6 tháng cuối năm. Thứ nhất, đó là tiếp tục triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, tuyệt đối không lơ là chủ quan, mất cảnh giác.
Thứ hai là xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch tạo thuận lợi thương mại trước mắt và lâu dài nhằm giảm thiểu tác động của dịch bệnh, hỗ trợ DN vượt qua khó khăn, tận dụng thời cơ để sớm khôi phục sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba là nâng cao hiệu quả quản lý, chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, bảo đảm quyền kinh doanh, quyền cạnh tranh, quyền bình đẳng tiếp cận các nguồn lực cũng như đảm bảo cơ hội kinh doanh hợp pháp của DN.
Thứ tư là ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trên cơ sở cải cách hành chính, lấy người dân, DN làm trung tâm, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ. Đẩy mạnh xử lý, hồ sơ công việc trên môi trường mạng, tăng cường kết nối, liên thông các cơ sở dữ liệu giữa hải quan và các bên liên quan.
Thứ năm là triệt để cải cách hành chính, hiện đại hoá hải quan, cải tiến liên tục quy trình thủ tục theo hướng chuẩn hoá, đơn giản, hiệu quả ở mức dịch vụ công cao nhất nhằm giảm thời gian thông quan, giảm chi phí chung, hao phí xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam…
“Trong 6 tháng đầu năm Cục Hải quan TP đã ban hành các chương trình, kế hoạch đảm bảo đầy đủ nội dung nhằm triển khai đồng bộ, quyết liệt các chỉ đạo của lãnh đạo các cấp. Tuy nhiên, do tác động của dịch bệnh Covid-19, tiến độ, kết quả thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao của đơn vị bị ảnh hưởng, đình trệ, nên phải chuyển sang giai đoạn 6 tháng cuối năm sau khi Việt Nam khống chế thành công dịch bệnh” – ông Đinh Ngọc Thắng nhấn mạnh./.
Đỗ Doãn
相关推荐
- Ông Mikheil Kavelashvili nhậm chức Tổng thống Gruzia
- Thanh tra Chính phủ triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2023
- Kết quả kỳ họp thứ 11 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
- Chu đáo, trang trọng, ý nghĩa, nâng tầm giá trị lịch sử cách mạng
- Nhiều bạn trẻ chọn tăng ca, làm thêm trong Tết Dương lịch
- Hoa hậu Hen Nie truyền cảm hứng, tặng sách “Hạt giống tâm hồn” cho trẻ em mồ côi
- Lãnh đạo Bình Phước gặp gỡ lãnh đạo 3 tỉnh giáp biên Campuchia
- Tập trung điều tra dịch tễ để sớm khoanh vùng, dập dịch hiệu quả