您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【trận đấu monterrey】Đồng hành cùng phụ nữ dân tộc phát triển kinh tế

Ngoại Hạng Anh23711人已围观

简介Những năm qua, các cấp hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) trong tỉnh đã triển khai nhiề ...

Những năm qua,Đồnghnhcngphụnữdntộcphttriểnkinhtếtrận đấu monterrey các cấp hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho hội viên là đồng bào dân tộc Khmer phát triển kinh tế gia đình, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.

Bà Thị Biêu, ở ấp 6, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, chăm sóc bò do Nhà nước hỗ trợ.

Gia đình bà Thị Biêu, ở ấp 6, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, là một trong những hộ đồng bào dân tộc Khmer vươn lên nhờ nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước và các đoàn thể. Trước đây, hộ bà Biêu thuộc diện nghèo, nhà 5 người chỉ sống bằng nghề làm thuê, đến nay, sau khi được Nhà nước hỗ trợ bò, vốn vay, gia đình đã có điều kiện hơn trong chăn nuôi. Riêng bà Biêu được Chi hội Phụ nữ ấp 6 vận động tham gia lớp nghề đan đát. Sau khi học nghề thành thạo, bà tận dụng thời gian nhàn rỗi để kiếm thêm thu nhập. Bà Biêu nói: “Giờ gia đình tôi vẫn còn thuộc diện cận nghèo vì chồng bệnh nặng phải chạy chữa tốn kém. Bốn người con đã có gia đình riêng, đứa út còn đang học lớp 12. Mặc dù chưa khá giả nhiều nhưng đời sống đỡ hơn trước vì có nguồn thu nhập từ nghề chăn nuôi, đan đát”.

Là một phụ nữ đơn thân nuôi con khi chồng mất, cuộc sống mẹ con bà Thạch Thị Liên, ở ấp Nhất, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, gặp không ít khó khăn. Có thời điểm bà phải vừa bán vé số, vừa mua ve chai mới đủ tiền mua gạo nuôi con. Thấy hoàn cảnh khó khăn của bà, Chi hội Phụ nữ ấp Nhất vận động bà tham gia vào hội để có điều kiện giúp đỡ. Khi tham gia không lâu, bà được vay vốn xoay vòng 5 triệu đồng, từ nguồn vốn có được, bà Liên mua ve chai với số lượng lớn hơn. Cùng với sự giúp đỡ về vốn, chị em hội viên phụ nữ trong ấp còn dành phế liệu để bán rẻ cho bà. Nhờ đó, đến nay thu nhập hàng tháng từ nghề này của bà từ 3-4 triệu đồng. Bà Liên chia sẻ: “Ngoài sự giúp đỡ của chị em, địa phương còn hỗ trợ 20 triệu đồng để cất nhà tình thương. Thấy có nơi ăn chốn ở tương đối đàng hoàng, có thu nhập ổn định, cuối năm 2014 tôi đăng ký thoát nghèo. Từ đó đến nay tôi luôn cố gắng làm ăn để vươn lên”.

Công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ dân tộc phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội LHPN tỉnh. Các cấp hội cũng đã tập trung vận động phụ nữ các dân tộc trên địa bàn đổi mới tư duy về phát triển kinh tế, chủ động tiếp cận các kiến thức về khoa học - kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất phù hợp với đặc thù, lợi thế của từng địa bàn. Vận động phụ nữ hỗ trợ, giúp nhau về giống, vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình; đồng thời huy động nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội tín chấp cho hội viên phụ nữ dân tộc vay để phát triển sản xuất, chăn nuôi, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong công tác vận động phụ nữ phát triển kinh tế thời gian qua, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào các mô hình phụ nữ dân tộc phát triển kinh tế hay phụ nữ dân tộc tiết kiệm chi tiêu trong gia đình do hội xây dựng.

Với việc đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ dân tộc thiểu số thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo của các cấp hội; các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số của Trung ương, của tỉnh, nhiều hội viên, phụ nữ vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã xóa được đói, giảm được nghèo, ổn định cuộc sống.

Không chỉ đổi mới hoạt động vận động phụ nữ phát triển kinh tế, các cấp hội còn chú trọng hướng hoạt động về cơ sở, gắn việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước với việc tuyên truyền, vận động phụ nữ dân tộc tham gia nâng cao kiến thức của bản thân. Bà Nguyễn Thị Hồng Loan, Chủ tịch Hội LHPN huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Hội LHPN từ huyện đến cơ sở luôn quan tâm đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” trong phụ nữ dân tộc thiểu số bằng nhiều hình thức phù hợp với tập quán sinh hoạt của đồng bào; vận động chị em mạnh dạn xóa bỏ các hủ tục lạc hậu. Đặc biệt, hỗ trợ chị em xây dựng kế hoạch chi tiêu trong gia đình”.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ dân tộc phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững, nhưng các cấp hội đã có những tác động tích cực đối với phụ nữ vùng đồng bào dân tộc trong việc chuyển đổi tư duy, nhận thức về phát triển kinh tế. Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, Hội LHPN tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ sở hội tăng cường công tác phối, kết hợp với các ngành liên quan, tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy đảng cùng cấp vận động phụ nữ dân tộc phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Bài, ảnh: NHƯ NGUYỆT

Tags:

相关文章