【ket qua tran napoli】XK vào Nhật Bản: Rào cản quan trọng là tiêu chuẩn kỹ thuật

 人参与 | 时间:2025-01-10 00:18:26

xk vao nhat ban rao can quan trong la tieu chuan ky thuat

Thủy sản,àoNhậtBảnRàocảnquantrọnglàtiêuchuẩnkỹthuậket qua tran napoli một trong những sản phẩm XK được hưởng ưu đãi thuế quan nhiều nhất của Nhật Bản. Ảnh internet.

Thông tin tại Tọa đàm “Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực hiện VJEPA giai đoạn 2015-2019 và cơ hội cho doanh nghiệp”, ông Hà Duy Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính cho biết, thực hiện lộ trình đã cam kết, ngày 14-2-2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 25/2015/TT-BTC kèm Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) giai đoạn 2015-2019.

Theo đó, từ 1-4-2015 có thêm 150 dòng hàng được cắt giảm thuế quan về 0%, nâng tổng số dòng hàng được xóa bỏ thuế từ khi VJEPA có hiệu lực (năm 2009) lên 3.234 dòng, tương đương 34,09% toàn biểu thuế nhập khẩu.

Về tổng thể, vào năm cuối của lộ trình giảm thuế (2026), Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 90,64% số dòng thuế. Các dòng thuế còn lại duy trì thuế suất cơ sở hoặc không cam kết cắt giảm chiếm khoảng 9%, tập trung vào một số nhóm như rượu, thuốc lá, một số sản phẩm hóa chất, chất nổ, cao su, bông, vải, sắt thép...

Như vậy các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phải đối diện với thách thức gay gắt khi phải cạnh tranh nhiều hơn với những dòng sản phẩm chất lượng cao của Nhật Bản với mức giá thấp hơn trước do giảm thuế nhập khẩu.

Tuy nhiên, việc tham gia Hiệp định cũng mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa xuất khẩu nước ta thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Theo Hiệp định, các sản phẩm của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan nhiều nhất của Nhật Bản là các sản phẩm nông thủy sản và hàng dệt may - những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Cụ thể, thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ giảm dần từ 6,1% năm 2015 xuống còn 3,7% vào năm 2018. Các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất.

Theo ông Hà Duy Tùng, Nhật Bản là thị trường kỹ tính, những năm trước Việt Nam có xuất khẩu được một số lượng gạo nhất định nhưng từ khi Nhật Bản phát hiện trong gạo của Việt Nam có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thì quá trình xuất khẩu gạo sang thị trường này rất khó khăn.

Cũng theo ông Tùng, quá trình thực hiện VJEPA với hơn 9.000 dòng thuế đã đi được gần nửa quãng đường nên mỗi doanh nghiệp cần tự tìm hiểu cụ thể chính sách thuế của từng mặt hàng, để tìm cách cạnh tranh phù hợp đối với lĩnh vực hoặc dòng sản phẩm mà doanh nghiệp mình sản xuất, kinh doanh. Ngoài VJEPA, hiện Việt Nam đang thực hiện Hiệp định ASEAN- Nhật Bản và sắp tới là TPP mà Nhật Bản cũng là một thành viên, do đó việc tìm hiểu kỹ càng thông tin về chính sách thuế cũng như những vấn đề về kỹ thuật, thị trường rất cần được các doanh nghiệp kinh doanh với thị trường này coi trọng.

Ông Nguyễn Sơn, Phó Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế cũng cho rằng, khi giao thương với thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp cần quan tâm nhiều đến vấn đề quy chuẩn kỹ thuật bởi đối với thị trường Nhật, rào cản quan trọng là tiêu chuẩn kỹ thuật chứ không phải là thuế quan.

Còn theo ông Tạ Đức Minh, việc cần làm ngay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông thủy sản và thực phẩm vào thị trường Nhật Bản là phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm theo Luật VSATTP của Nhật, sớm xử lý dứt điểm tình trạng nông thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vi phạm Luật VSATTP của bạn.

“Bên cạnh đó, vấn đề kiểm dịch động thực vật theo quy định của Nhật Bản đối với nhiều loại trái cây tươi và thịt gia súc gia cầm xuất khẩu của Việt Nam cũng cần được chú trọng để xây dựng uy tín cho những ngành hàng xuất khẩu này của Việt Nam vào thị trường Nhật”- ông Minh khuyến cáo.

顶: 3294踩: 5