【kq dua】Dư luận trái chiều về cách tiếp cận dịch Covid

[Cúp C1] 时间:2025-01-10 09:27:40 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh 点击:17次

Dự báo 80% người dân Anh sẽ mắc dịch Covid-19 và dịch sẽ kéo dài đến năm 2021. Tuy nhiên,ưluậntrichiềuvềcchtiếpcậndịkq dua cách tiếp cận phòng dịch của nước này đang gây dư luận trái chiều.

Chính phủ Anh chưa cấm các sự kiện tập trung đông người. Ảnh: Guardian

Tờ The Guardian trích dẫn từ báo cáo mật của Cơ quan Y tế công cộng Anh (PHE) cho biết, các chuyên gia y tế đầu ngành đã thừa nhận khả năng dịch Covid-19 sẽ kéo dài đến 12 tháng tại nước này, tức đến mùa xuân năm 2021. Theo đó, có đến 80% dân số Anh sẽ bị mắc Covid-19, tương đương khoảng 7,9 triệu người buộc phải nhập viện để điều trị.

Trong khi đó, có nhiều đồn đoán Anh sẽ áp dụng chiến lược “miễn dịch cộng đồng”. Nghĩa là để Covid-19 lan rộng ra cộng đồng nhằm tạo kháng thể số đông để đối phó bệnh. Ông Patrick Vallance, Trưởng cố vấn khoa học Chính phủ Anh, bày tỏ hy vọng cách tiếp cận của Chính phủ Anh trong việc đối phó với vi-rút SARS-CoV-2 sẽ tạo ra “miễn dịch cộng đồng”. Theo đó, cộng đồng được bảo vệ gián tiếp trước nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. “Miễn dịch cộng đồng” hình thành khi một tỷ lệ lớn người trong cộng đồng đã trở nên miễn dịch với bệnh, từ đó họ trở thành “lá chắn sống” bảo vệ những người bị nhiễm.

Mặc dù chiến lược ứng phó dịch Covid-19 vẫn chưa thực thi nhưng đã gây dư luận trái chiều. Trong những ngày qua, hàng trăm nhà khoa học cùng rất nhiều nhân vật trong chính giới Anh đã lên tiếng yêu cầu Chính phủ Anh minh bạch các luận điểm khoa học được sử dụng để đối phó Covid-19.

Mới đây, tờ The Times của Anh đã phát động một đợt lấy chữ ký trên mạng để toàn bộ người dân Anh tham gia gây sức ép buộc Chính phủ khẩn cấp chia sẻ các luận điểm khoa học, các số liệu và mô hình đang được sử dụng.

Chính phủ của Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đối mặt với chỉ trích không có hành động mạnh mẽ trong phòng, chống và kiểm soát dịch Covid-19, trong khi các nước châu Âu khác đang đẩy mạnh các biện pháp như đóng cửa biên giới, cách ly tập trung, khoanh vùng, đóng cửa trường học… nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan.

Trong lúc này, số cas mắc Covid-19 tại Anh tăng nhanh từng ngày. Hiện số người mắc bệnh của nước này đã vượt 1.391 cas và đã có hơn 35 bệnh nhân tử vong. Trước diễn biến này, người dân Anh đã đổ xô đến các cửa hàng để tích trữ lương thực do lo ngại tình hình còn trở nên xấu hơn.

Nhằm trấn an dân chúng, Chính phủ Anh cho biết sẽ ra quyết định buộc những người trên 70 tuổi phải tự cách ly tại nhà trong vòng 4 tháng. Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho biết, một số biện pháp khác cũng đang được tính tới. Bộ trưởng Hancock khẳng định: “Chúng tôi sẽ sửa luật để có quyền đóng cửa các đám đông khi cần thiết và có thể tiến hành các hành động khác mà thông thường sẽ không làm. Chúng tôi buộc phải hành động để đối phó với loại vi-rút này”.

Thủ tướng Anh Boris Johnson đã yêu cầu các công ty tập trung sản xuất máy trợ thở, vốn là thiết bị y tế sống còn để điều trị các bệnh nhân Covid-19. Chính phủ Anh cũng tính đến việc trưng dụng các giường bệnh tại các bệnh viện tư cũng như các khách sạn để làm nơi điều trị và cách ly bệnh nhân trong thời gian tới.

Trong một động thái liên quan, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tỏ ra hoài nghi về cách tiếp cận của Chính phủ Anh đối với công tác xử lý dịch bệnh. Người phát ngôn WHO Margaret Harris cho rằng đến nay chưa có đủ nghiên cứu khoa học về vi-rút SARS-CoV-2 gây Covid-19. Theo bà Harris, chủng vi-rút này xuất hiện trong cộng đồng chưa đủ lâu để có thể biết được nó tác động thế nào đến hệ miễn dịch trong cơ thể người. Bà Harris nêu rõ: “Mỗi vi-rút hoạt động khác nhau trong cơ thể con người và kích thích miễn dịch khác nhau. Chúng ta có thể nói về các lý thuyết, song ở thời điểm hiện tại, chúng ta đang thực sự đối mặt với tình huống cần phải đưa ra hành động”. Người phát ngôn của WHO cho rằng cần phải kết hợp tất cả các biện pháp, bao gồm xét nghiệm trên diện rộng để bảo vệ người dân trong dài hạn.

Theo các chuyên gia y tế, ý tưởng về thả nổi dịch Covid-19 để tạo miễn dịch cộng đồng, để bảo vệ gián tiếp chỉ là lý thuyết. Về thực hành, không ai chọn cách làm này vì như vậy là “chấp nhận hy sinh”. Bởi lẽ, xét đến cùng sinh mạng con người vẫn là trên hết. Liệu Anh có thay đổi phương cách phòng, chống dịch Covid-19 là câu hỏi được nhiều người đặt ra hiện nay.

HN tổng hợp

(责任编辑:La liga)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接