游客发表

【trận wolverhampton】Quyền về nhà ở, văn hóa, giáo dục được pháp luật bảo vệ

发帖时间:2025-01-10 19:01:06

Quyền có nhà ở,ềnvềnhởvănhagiodụcđượcphpluậtbảovệtrận wolverhampton quyền được giáo dục, quyền được chăm sóc sức khỏe,... hay quyền thụ hưởng các giá trị văn hóa, được xem là những quyền con người cơ bản của một công dân và được Nhà nước bảo hộ bằng các quy định pháp luật.

Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập; được thụ hưởng các giá trị văn hóa theo quy định của pháp luật.

Quyền có nhà ở

Có nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu của mọi tầng lớp nhân dân. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp” (Điều 22, khoản 1) và “Mọi người có quyền sở hữu về nhà ở” (Điều 32), đồng thời, “Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở và tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở”(Điều 59).

Luật Nhà ở năm 2014 cũng quy định công dân có quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở (Điều 4). Đồng thời, Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về nhà ở của các chủ sở hữu; nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không bị quốc hữu hóa; trong trường hợp quyết định trưng mua, trưng dụng, mua trước nhà ở hoặc giải tỏa nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, lợi ích quốc gia… Nhà nước có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ và thực hiện chính sách tái định cư cho chủ sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật (Điều 5).

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành các nghị quyết và quyết định nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến nhà ở như: Nghị quyết 18, Quyết định số 70/2010, Quyết định số 65/2009,… đồng thời phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với các tiêu chí rõ ràng nhằm phát triển nhà ở theo cơ chế thị trường. Trong đó, đặc biệt dành ưu tiên về nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp, người nghèo và nhóm đối tượng chính sách xã hội đặc biệt khó khăn. Với mục tiêu mỗi năm Việt Nam sẽ phát triển thêm khoảng 100 triệu m2 nhà ở và dành tối thiểu 20% diện tích sàn tại các dự án phát triển nhà ở đô thị phục vụ đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp, người nghèo đô thị.

Quyền được giáo dục

Việt Nam coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Mặc dù nguồn ngân sách còn hạn chế, tuy nhiên từ năm 2010 đến nay, Nhà nước vẫn ưu tiên duy trì mức 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục.

Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập” (Điều 39); “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút nguồn đầu tư khác cho giáo dục; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục chuyên nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn…” (Điều 61).

Thời gian qua, các chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, cho vay đi học,… đối với học sinh, sinh viên, thuộc diện chính sách và các hộ nghèo, hộ cận nghèo, đã mang lại hiệu quả, giúp học sinh, sinh viên có được cơ hội học tập. Tính đến nay, đã có 1,3 triệu hộ gia đình và 1,5 triệu học sinh, sinh viên được vay vốn, với tổng dư nợ trên 26.000 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đặc biệt quan tâm việc phát triển giáo dục tại các vùng dân tộc thiểu số. Nhà nước đã phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, tạo điều kiện để học sinh dân tộc thiểu số được học tập trong môi trường giáo dục tốt, khuyến khích học sinh trong độ tuổi đến lớp, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Tính đến năm 2015, cả nước đã có 5.515 lớp học chữ tiếng dân tộc với 123.246 học sinh theo học các tiếng Chăm, Khmer, Ê Đê, Hơ-mông… Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang hợp tác với UNICEF thí điểm thực hiện giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ.

Quyền thụ hưởng các giá trị văn hóa

Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền thụ hưởng các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa, tiếp cận các giá trị văn hóa” (Điều 41).

Nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa như Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Điện ảnh, Luật Di sản văn hóa, Luật Xuất bản,… tạo lập một hành lang pháp lý mở rộng, thuận lợi cho các hoạt động về bảo tồn di sản văn hóa, tôn trọng quyền tự do sáng tạo và tự do hoạt động văn hóa của các tổ chức, cá nhân, bảo vệ quyền tác giả và các quyền liên quan,…

Đặc biệt, Luật Di sản văn hóa ra đời đã quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, đoàn thể trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia rộng rãi vào hoạt động bảo tồn di sản văn hóa, mở rộng giao lưu, tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa Việt Nam ra nước ngoài.

Ngoài ra, nhiều luật và pháp lệnh khác liên quan đến lĩnh vực văn hóa như Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Bình đẳng giới,… cũng khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; đầu tư cho việc sưu tầm, nghiên cứu, giữ gìn, phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nghệ thuật thế giới.

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc như các điệu múa, làn điệu dân ca, lễ hội đã được nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa dưới nhiều hình thức. Tính đến nay, cả nước có 39.366 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó 121 di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nhiều di sản văn hóa phi vật thể khác đang tiếp tục được sưu tầm, nghiên cứu, phục hồi, trực tiếp góp phần xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa của cộng đồng.

Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO

    热门排行

    友情链接