【nhận định leipzig vs】Thị trường tài chính tiêu dùng hồi phục nhưng khó bứt phá trong năm 2021?

  发布时间:2025-01-10 09:47:11   作者:玩站小弟   我要评论
Ngành tài chính tiêu dùng không nằm ngoài khó nhận định leipzig vs。

Ngành tài chính tiêu dùng không nằm ngoài khó khăn chung của kinh tế

Năm 2020,ịtrườngtàichínhtiêudùnghồiphụcnhưngkhóbứtphátrongnănhận định leipzig vs đại dịch Covid- 19 đã và đang làm thay đổi cả thế giới, tác động tiêu cực tới kinh tế và thương mại quốc tế. Trong đó, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn cục bộ khiến cho mọi hoạt động kinh tế, thương mại và đầu tư không thể thông suốt và hiệu quả đồng thời Covid-19 đã làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân và xã hội.

Việt Nam là một trong số ít các nước kiểm soát tốt dịch khi sau 9 tháng nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi rõ nét. Kết thúc 2020, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 2,91% là một thành tích đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong năm có 101.700 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm trước. Trong đó, phần lớn các doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh và giải thể là những doanh nghiệp trẻ, quy mô nhỏ. Đây là đối tượng rất dễ chịu tổn thương do tác động tiêu cực từ những cú sốc bên ngoài. Điều đó kéo theo thu nhập của người lao động cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực khi trong năm 2020, hơn 69% người lao động bị giảm thu nhập, 39,9% người lao động phải giảm giờ làm, nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và khoảng 14% người lao động buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khi thu nhập của người dân sụt giảm đã ảnh hưởng đến nhu cầu vay và khả năng trả nợ của người vay và tác động không nhỏ đến ngành tài chính tiêu dùng bởi các công ty tài chính hoạt động trong lĩnh vực này có đối tượng khách hàng đa phần là người có thu nhập trung bình – thấp.

Số liệu của FiinGroup (Tổ chức thu thập và phân tích số liệu) cho thấy con số thiệt hại ở mảng tài chính tiêu dùng trên thế giới bởi dịch Covid-19 vô cùng lớn khi doanh thu ghi nhận giảm 25%, nợ xấu tăng 100% dẫn đến lợi nhuận giảm gần 200%.

Trong báo cáo Thủ tướng Chính phủ của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng nhận định nếu như không có đại dịch Covid xuất hiện thì kết quả xử lý nợ xấu sẽ theo đúng lộ trình, tuy nhiên do tác động của đại dịch covid nên nợ xấu có xu hướng tăng lên. Thực tế trước bối cảnh dịch bệnh, đã có không ít khách hàng mất khả năng trả nợ và công ty tài chính phải nỗ lực tái cấu trúc khoản vay, giảm lãi cho khách hàng.

相关文章

最新评论