【soi kèo mazatlan fc】Nỗi lo của nông sản Việt
“Vươn tay” ra nước ngoài trồng trọt
Theo Bộ NN&PTNT: Kim ngạch XK nông, lâm, thuỷ 9 tháng đầu năm ước đạt 29,55 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, giá trị XK các mặt hàng nông sản chính ước đạt 15,2 tỷ USD (tăng 4,4%); giá trị XK thuỷ sản ước đạt 6,4 tỷ USD (tăng 7,2%); giá trị XK chăn nuôi ước đạt 0,41 tỷ USD (tăng 5,2%); giá trị XK các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 6,7 tỷ USD (tăng 15,8%). 4 thị trường XK các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chính của Việt Nam là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm thị phần lần lượt là 22,9% (tăng 5,7%), 17,5% (tăng 7,3%), 8,8% (tăng 6,6%) và 6,9% (tăng 31,4%). |
Ngoài dưa hấu, mặt hàng nông sản chủ lực được XK qua thị trường “láng giềng” Trung Quốc trong nhiều năm qua còn có thanh long. Tới 90% thanh long của Việt Nam được xuất sang Trung Quốc. Theo đại diện Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT): Trung Quốc hiện đang phát triển trồng thanh long tại một số tỉnh Quảng Tây, đảo Hải Nam (hiện nay đã đạt khoảng hơn 20.000ha và dự kiến đạt hơn 30.000ha vào đầu năm 2019). Ngoài ra, Trung Quốc còn “vươn tay” ra nước ngoài, thuê đất trồng thanh long tại Lào và Campuchia. Những động thái này được dự báo sẽ gây ảnh hưởng đến XK thanh long của Việt Nam trong thời gian tới.
Bên cạnh dưa hấu, thanh long, Trung Quốc đã và đang đẩy mạnh nuôi trồng, sản xuất lợn, cá tra… nhằm từng bước tăng tỷ lệ nội địa hóa, giảm NK. Với mặt hàng cá tra, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP) từng không ít lần chia sẻ: Hiện nay, Trung Quốc đã nuôi và thu hoạch 10.000 tấn cá tra ở Hải Nam, với mật độ nuôi thưa, giá thành thấp. Điều này cho thấy, Trung Quốc có khả năng trở thành nhà cung cấp cá tra tiềm năng trên thế giới. Thực tế, Trung Quốc đã và đang là thị trường tiêu thụ cá tra hàng đầu của Việt Nam. Thậm chí, trong năm 2017, khi XK cá tra sang các thị trường lớn nhu Hoa Kỳ, EU… gặp khó, Trung Quốc còn được xem như thị trường “cứu cánh” cho cá tra Việt Nam. Trong bối cảnh đó, những nỗ lực nuôi trồng cá tra từ Trung Quốc được nhiều chuyên gia đánh giá là rào cản lớn cho ngành cá tra trong tương lai.
Cần điều chỉnh để phù hợp thị trường
Xung quanh câu chuyện Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất, tăng tính tự chủ hàng nông, thủy sản, giảm NK, chuyên gia Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) đánh giá: Đây là thực tế diễn ra tại nhiều nước NK nông sản của Việt Nam, không riêng gì Trung Quốc. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, cạnh tranh thương mại… ngày càng gia tăng, các nước đều phải điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất để lo cho “cái dạ dày” của quốc gia. “Trong bối cảnh này, Việt Nam phải điều chỉnh đối sách của mình. Không chỉ người nông dân mà cả nhà nước và DN cần phải hiểu, nắm bắt lại thông tin, từ đó điều chỉnh cho thích hợp”, ông Sơn nói.
Liên quan tới vấn đề này, một số chuyên gia nêu quan điểm: Nghiên cứu, đánh giá thị trường có vai trò vô cùng quan trọng. Việt Nam cần chú tâm hơn tới điều này nhằm kết nối với thị trường mới, phân khúc mới, đối tượng mới..., ngoài thị trường Trung Quốc. Nói như chuyên gia Đặng Kim Sơn thì: “Nông sản Việt Nam vẫn cạnh tranh được với Trung Quốc nếu hạ được giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng, an toàn. Trung Quốc nói riêng và các nước nói chung, với sức sản xuất, lao động của mình,... không thể có nguồn nông sản cung cấp đủ cho nhu cầu đặt ra. Các thị trường chỉ đi từ phân khúc này sang phân khúc khác, từ tiêu chuẩn này sang tiêu chuẩn khác. Việt Nam phải nắm bắt được điều đó. Mấu chốt hiện nay không phải là nông sản Việt không có thị trường mà là phải điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với thị trường”.
Nhìn nhận từ góc độ mặt hàng thanh long XK sang Trung Quốc, Cục Bảo vệ thực vật nêu rõ: Hiện nay, diện tích thanh long cả nước đã đạt 50.000ha với sản lượng gần 2 triệu tấn quả và đang có xu hướng ngày càng mở rộng. Cục yêu cầu các địa phương thực hiện tốt quy hoạch vùng trồng thanh long, chú trọng đẩy mạnh sản xuất thanh long chất lượng cao phục vụ XK. Đặc biệt, các địa phương cần có chính sách thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến để có thể chủ động đầu ra khi thị trường bán nông sản tươi không thuận lợi.
Ngoài mở rộng sản xuất, hiện nay việc Trung Quốc ngày một khắt khe với các sản phẩm nông sản nói chung cũng tạo thêm rào cản cho nông sản Việt. Ông Lê Sơn Hà, Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật (Cục Bảo vệ thực vật) cho biết: Chính quyền Trung Quốc ngày càng tăng cường kiểm soát NK theo hình thức biên mậu, nâng cao yêu cầu kiểm dịch thực vật, an toàn thực vật cũng như truy xuất nguồn gốc đối với quả tươi NK, trong đó có mặt hàng thanh long của Việt Nam. Trong thời gian tới Trung Quốc sẽ chỉ cho phép NK quả tươi theo hình thức chính ngạch tại các cửa khẩu được chỉ định. Việc NK theo hình thức biên mậu sẽ từng bước bị ngăn chặn.Trước tình hình này, Cục Bảo vệ thực vật kiến nghị Bộ NN&PTNT giao Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nghiên cứu chi tiết về thị trường, làm việc với Bộ Ngoại giao thúc đẩy đàm phán để phía Trung Quốc mở thêm các cửa khẩu cho phép NK quả tươi, đặc biệt là thanh long của Việt Nam. Bên cạnh đó, đại diện lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật khẳng định sẽ thường xuyên bám sát, nắm bắt thông tin xề XNK nông sản tại các cửa khẩu, kịp thời báo cáo, đề xuất Bộ NN&PTNT những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nông sản XK.