【tiếp kèo nhà cái】Dàn nhạc trống lớn trong đời sống văn hoá người Khmer Cà Mau

时间:2025-01-11 00:48:46 来源:88Point

Báo Cà MauNghệ thuật âm nhạc có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hoá của đồng bào người Khmer. Trong tất cả các lễ hội, Tết, lễ nghi (tôn giáo, tín ngưỡng), lễ cưới… đều không thể thiếu âm nhạc, lời ca, điệu múa. Với người Khmer, âm nhạc là linh hồn, là “Ðuôn p’ro lưn”. Khi nghe nhịp điệu tiết tấu của âm nhạc vang lên là trong lòng họ vang lên những lời ca thơ mộng, họ cất cao tiếng hát và hoà quyện cùng những điệu múa dân gian sôi động…

Nghệ thuật âm nhạc có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hoá của đồng bào người Khmer. Trong tất cả các lễ hội, Tết, lễ nghi (tôn giáo, tín ngưỡng), lễ cưới… đều không thể thiếu âm nhạc, lời ca, điệu múa. Với người Khmer, âm nhạc là linh hồn, là “Ðuôn p’ro lưn”. Khi nghe nhịp điệu tiết tấu của âm nhạc vang lên là trong lòng họ vang lên những lời ca thơ mộng, họ cất cao tiếng hát và hoà quyện cùng những điệu múa dân gian sôi động…

Nói đến âm nhạc là phải nói đến dàn nhạc và những nhạc cụ cấu thành nên dàn nhạc đó. Nhạc cụ truyền thống của đồng bào người Khmer có rất nhiều loại và được kết cấu thành nhiều dàn nhạc khác nhau như: dàn nhạc Khmer (Plêng Khmer), dàn nhạc Dù kê  (Plêng lakhon Bassak), dàn nhạc Ro bam, dàn nhạc ngũ âm (Plêng Pưn pet), dàn nhạc lễ cưới (Plêng ka), dàn nhạc Mahôri, dàn nhạc A-Reat, dàn nhạc Khlon Khech, dàn nhạc trống Chhay Dzăm, dàn nhạc trống lớn (Plêng Skô Thum)… Tuỳ theo cuộc lễ mà người Khmer lựa chọn sử dụng dàn nhạc với các nhạc cụ khác nhau để biểu diễn.

Dàn nhạc  trống lớn của đồng bào dân tộc Khmer.     Ảnh: Danh Văn Nhỏ

Dàn nhạc trống lớn là dàn nhạc đặc trưng được sử dụng có giai điệu buồn bã, tang tóc, tiết tấu chậm rãi, dìu dặt… Trong dàn nhạc trống lớn, bản thân chiếc trống lớn đóng vai trò rất quan trọng lúc diễn tấu, mỗi nhịp trống phát ra có âm thanh trầm và vang xa là để thể hiện sự rung động, cảm xúc xót thương một ai đó…

Người Khmer Cà Mau thường sử dụng dàn nhạc trống lớn trong các nghi lễ, lễ hội lớn ở chùa như: lễ An vị tượng Phật, lễ đắp núi cát ở đêm cuối Tết Chôl Chnăm Thmây, lễ nhập hạ và ra hạ của các vị sư, lễ khánh thành ngôi tháp, lễ hội Ok Om Bok, lễ Sene Ðôlta, lễ vào chùa tu, Pithi chol A-Reat (lễ mời thần A-Reat), Neak ta, lễ cầu an trong salatel hoặc ở ngôi chùa… Nhìn chung, các nghi lễ, lễ hội lớn đều được sử dụng dàn nhạc trống lớn, đặc biệt là trong tang lễ.

Trước khi vang lên những âm thanh đầu tiên thì người đứng đầu dàn nhạc phải thiết lễ cúng các vị thần đất đai và thần A-Reak, Neak ta; các vị tổ nhạc đã qua đời; cúng xin phép biểu diễn âm nhạc tại nơi diễn ra cuộc lễ. Sau đó là đến phần diễn tấu, bắt đầu bài Kon-sene-kro-hom (chiếc khăn đỏ) và những bài tiếp theo (không bắt buộc đúng theo thứ tự) như bài Sun-Hao, Om-Tuk (bơi thuyền), Ðomrây-Dôđay, Sarây-sosơ, Tatel-chamchap, Sompôn-sot-thum, T’rơ-ney-T’rơ-ai… tuỳ theo nội dung cuộc lễ hội, lễ nghi và kết thúc bằng bài Khlon. Sau đó, người đứng đầu dàn nhạc lại phải cúng vái để kết thúc, cúng xong họ tiếp tục diễn tấu bài đưa tiễn gọi là Sa-đach-đơ (vua đi). Ðến đây họ xem như đã hoàn thành nhiệm vụ mà người chủ nhà, chủ lễ đã giao.

Theo Nghệ nhân Thạch Duyên, dàn nhạc trống lớn gồm có 14 nhạc cụ khác nhau. Trong đó chiếc trống lớn (Skô Thum) là loại nhạc cụ thuộc bộ da. Ðây là chiếc trống lớn nhất, là linh hồn của cả dàn nhạc. Nó thường được cất giữ trong các ngôi chùa, ít khi được cất giữ chung với các nhạc cụ khác. Trống lớn (Skô Thum) là vật linh thiêng. Nếu không phải dùng để chơi trong dàn nhạc thì chỉ để đánh trống báo tin cho đồng bào phật tử đến chùa hoặc đến ngày lễ… chứ không cho phép đánh trống bừa bãi, không có mục đích hoặc đánh trống không đúng lúc.

Dàn nhạc trống lớn ở Cà Mau được ông Hữu Pinh, Hữu Mốt ở Trà Vinh mang đến vùng đất Tân Lộc, huyện Thới Bình từ đầu thế kỷ XX. Qua hơn 100 năm thực hành và gìn giữ, hiện nay số lượng các nghệ nhân ở Cà Mau còn tham gia diễn tấu, hoà tấu được trong dàn nhạc trống lớn không quá 20 người, tập trung chủ yếu ở xung quanh các điểm chùa Rạch Giồng, Cao Dân (huyện Thới Bình). Với số lượng nghệ nhân ít ỏi như vậy, dàn nhạc trống lớn rất dễ bị mai một, quên lãng.

Năm 2009, Viện Âm nhạc cùng với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Cà Mau phối hợp tổ chức nghiên cứu, sưu tầm “Âm nhạc và múa các dân tộc tỉnh Cà Mau”, đây là đề tài cấp bộ, thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ Văn hoá Việt Nam vì sự phát triển bền vững 2005-2009” do Quỹ SIDA (Thuỵ Ðiển) tài trợ. Kết quả của cuộc nghiên cứu, sưu tầm đã khẳng định được những giá trị của dàn nhạc trống lớn trong đời sống văn hoá của người Khmer ở Cà Mau.

Nhìn tổng thể, dàn nhạc trống lớn có tính độc đáo, hấp dẫn, đa dạng và phong phú với những kiêng kỵ mang màu sắc văn hoá riêng biệt. Nó luôn gắn bó chặt chẽ với đời sống văn hoá của người Khmer là tiếng nói của tâm tư, tình cảm và khát vọng vươn tới cái đẹp qua bao thế hệ trong hoạt động sinh hoạt văn hoá, lễ hội, lễ nghi truyền thống. Hiện nay, dàn nhạc trống lớn đang được đồng bào dân tộc Khmer Cà Mau gìn giữ, phát triển. Tuy nhiên, vẫn cần lắm sự kiểm kê, bảo quản, phục hồi và phát huy giá trị của nó từ phía ngành quản lý./.

Danh Văn Nhỏ - Thạch Nam Phương

推荐内容