Ngày 9-4 tại Hà Nội,Đềxuấtbỏkhốngchếchiphíquảngcákết quả trận hacken Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam tổ chức Tọa đàm góp ý dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). So sánh với luật hiện hành, dự luật đã điều chỉnh mức khống chế chi phí khuyến mại quảng cáo từ 10% lên 15% và bỏ các khoản chi như chiết khấu thanh toán, chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí ra khỏi danh sách về khống chế mức chi. Theo phản ánh của đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội tại buổi tọa đàm, đây là sự thay đổi theo hướng tích cực nhưng chưa triệt để. Nhiều ý kiến cho rằng, việc khống chế chi phí khuyến mại, quảng cáo khiến doanh nghiệp trong nước khó xây dựng và phát triển thương hiệu, luôn bị thua thiệt khi cạnh tranh với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường được hỗ trợ chi phí khuyến mại, quảng cáo từ công ty mẹ. Thực tế này khiến thị trường tràn ngập quảng cáo hàng của doanh nghiệp ngoài nước, người tiêu dùng chịu tác động từ quảng cáo của các sản phẩm nước ngoài nhiều hơn làm trầm trọng thêm tâm lý sính hàng ngoại của người dân và tăng nhập siêu vì thương hiệu ngoại được quảng bá nhiều hơn thương hiệu của doanh nghiệp trong nước. “Rào cản trong chi phí quảng cáo, tiếp thị nếu được duy trì dù ở mức nào cũng sẽ tiếp tục hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài”-đại diện Hiệp hội Quảng cáo cho biết. Tại Tọa đàm, nhiều ý kiến còn cho rằng, gần đây, VCCI và các hiệp hội ra sức tổ chức các khóa đào tạo cho doanh nghiệp về quản trị kinh doanh trong cơ chế thị trường trong đó nhấn mạnh quảng bá, tiếp thị, khuyến mại hàng hóa là khoản đầu tư tất yếu trong quá trình sản xuất, kinh doanh để thúc đẩy doanh thu bán hàng và xây dựng thương hiệu trên thị trường. Trong khi đó quy định của Nhà nước lại liệt khoản này vào chi phí và bị khống chế theo % của chi phí. Do đó, doanh nghiệp rất khó đổi mới nếu chính sách của Nhà nước không đổi mới. “Dùng biện pháp khống chế trần để quản lý chỉ phù hợp trong thời kỳ bao cấp. Quy định này không phù hợp và lỗi thời trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, gây nên những bất cập không cần thiết trong bối cảnh doanh nghiệp phải tìm mọi cách để sản phâm của mình bán được trên thị trường. Vì vậy quy định nhằm hạn chế chi phí quảng cáo, tiếp thị khuyến mại chính lại hạn chế, cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp”-TS. Đinh Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam phân tích. Đồng quan điểm với ý kiến này, nhiều ý kiến tại buổi tọa đàm cũng cho rằng, cạnh tranh trên thị trường hiện nay không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư vào chất lượng sản phẩm, giảm chi phí giá thành mà còn phải marketing sản phẩm. Do đó, việc nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng, nghiên cứu thị trường, quảng bá, giới thiệu, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, dịch vụ, khuyến mại... là những hoạt động không thể thiếu của doanh nghiệp. Chi phí cho các hoạt động này không phải là chi phí thông thường như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu... mà phải được xem là loại chi phí đầu tư, cần được khuyến khích. Để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, TS. Đinh Thị Mỹ Loan đề xuất, dỡ bỏ hoàn toàn quy định khống chế chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội phê duyệt vào tháng 5-2013. Trường hợp không thể thực hiện được điều này, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam đề nghị cân nhắc nâng mức giới hạn lên nữa, trước mắt được nâng lên 15% - 20% trên tổng doanh thu và tiếp theo là lộ trình dỡ bỏ hoàn toàn quy định khống chế chi phí quảng cáo.
Hồ Huệ |