当前位置:首页 > World Cup

【kết quả bóng đá psv】Thời tiết cực đoan làm nhiều quốc gia khốn đốn

Nắng nóng,ờitiếtcựcđoanlmnhiềuquốcgiakhốnđốkết quả bóng đá psv hạn hán, cháy rừng, mưa đá, lũ lụt... liên tục xảy ra đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới lâm vào cảnh khốn khó.

La Nina gây ra những trận lũ lụt lớn. Ảnh: Tân Hoa Xã

Trong một báo cáo của Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) thuộc Liên minh châu Âu (EU), 10 tháng qua, Trái đất ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục so với cùng thời điểm những năm trước. Từ tháng 4-2023 đến tháng 3-2024, nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn 1,580C so với mức trung bình của thời kỳ tiền công nghiệp 1850 - 1900.

C3S cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nắng nóng đặc biệt này do khí thải nhà kính mà con người gây ra. Cùng với đó, các yếu tố khác như El Nino cũng làm tăng nhiệt độ. Mặc dù El Nino đã giảm bớt trong tháng 3 nhưng nhiệt độ mặt nước biển trung bình trên thế giới vẫn đạt mức cao kỷ lục trong bất kỳ tháng nào được C3S ghi nhận. Cùng với đó, nhiệt độ không khí biển vẫn cao bất thường.

Ngoài ra, tình trạng hạn hán do biến đổi khí hậu ở khu vực rừng nhiệt đới Amazon đã gây ra một số vụ cháy rừng kỷ lục ở Venezuela từ tháng 1 đến tháng 3, trong khi hạn hán ở Nam Phi đã xóa sổ mùa màng và khiến hàng triệu người phải đối mặt với nạn đói.

Có thể thấy, hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra khắp các châu lục. Nắng nóng cực độ và ở mức nguy hiểm cũng được ghi nhận tại các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan hay Philippines.

Cục Khí tượng Thái Lan cho biết, đến ngày 11-4, áp suất không khí cao từ Trung Quốc sẽ lan xuống phía Bắc Thái Lan và Biển Đông, trong khi gió Đông và Đông Nam sẽ mang hơi nước từ biển đi sâu vào đất liền khiến thời tiết rất nóng. Miền Bắc sẽ là khu vực nóng nhất cả nước, với nhiệt độ tối đa được dự báo là 430C, trong khi thủ đô Bangkok sẽ có nhiệt độ tối đa là 390C.

Theo chính phủ Thái Lan cho đến nay, một số khu vực ở nước này có lúc nhiệt độ đã lên tới 44,50C, đồng thời cảnh báo nắng nóng cực độ tại 21 tỉnh, thành và khuyến cáo người dân không nên ở ngoài trời trong khoảng thời gian dài để tránh bị say nắng.

Trong khi đó, tại Philippines, hàng trăm trường học (nhiều trường ở thủ đô Manila), đã tạm ngừng các buổi học trực tiếp chuyển sang học trực tuyến do chỉ số nhiệt ở mức cao nguy hiểm. Theo Cơ quan Thời tiết quốc gia Philippines, chỉ số nhiệt từ 420C - 510C có thể gây chuột rút và kiệt sức do nhiệt, có thể xảy ra sốc nhiệt nếu thời gian kéo dài. Tuy nhiên, chỉ số 330C - 410C cũng có thể gây chuột rút và kiệt sức do nhiệt.

Còn tại Ấn Độ, người dân ở nhiều nơi đã phải dùng đến các biện pháp phòng ngừa tình trạng say nắng và cháy nắng khi những đợt nắng nóng cực đoan tấn công nhiều khu vực. Theo Cục Khí tượng Ấn Độ, trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6, nhiều vùng trên đất nước có thể ghi nhận 10-20 ngày nắng nóng so với 4-8 ngày ở các tháng khác.

Hồi cuối tháng 2, giới chức Australia cảnh báo thời tiết nóng cực đoan có thể khiến cháy rừng nghiêm trọng hơn. Chính quyền Australia cho biết, hơn 15 trận cháy rừng đã hành hoành tại địa phương. Khoảng 1.000 lính cứu hỏa và hơn 50 máy bay đã tham gia dập lửa kể từ khi cháy rừng bùng phát. Hỏa hoạn cũng làm chết nhiều gia súc, phá hủy tài sản và buộc hơn 2.000 người phải rời khỏi các thị trấn ở phía Tây và sơ tán đến thành phố Ballarat, cách thủ phủ Melbourne 95km về phía Tây.

Còn tại Trung Quốc, từ đầu tháng 4-2024 đến nay, hiện tượng thời tiết cực đoan bao gồm mưa đá, gió mạnh và mưa lớn đã ảnh hưởng đến 93.000 người ở 9 thành phố của Trung Quốc. Hàng trăm người đã phải sơ tán đến nơi an toàn. Các quan chức địa phương cho biết, những cơn bão nghiêm trọng nhất hơn 10 năm qua ở Giang Tây cũng gây thiệt hại kinh tế ước tính 150 triệu Nhân dân tệ (21 triệu USD).

Giới khoa học cho rằng, tiếp sau El Nino sẽ là sự phát triển của La Nina có nhiều tác động lớn tới thời tiết ở Mỹ nói riêng và trên khắp thế giới nói chung. Theo đó, La Nina sẽ thúc đẩy mùa bão mạnh với sức tàn phá lớn ở Đại Tây Dương, đồng thời làm tăng điều kiện khô hạn ở Nam California và vùng Trung Tây nước Mỹ. Mặc dù nó có xu hướng làm dịu nhiệt độ toàn cầu nhưng tác hại của mưa bão, lũ lụt cũng không kém phần so với El Nino. Tác hại kép của thời tiết cực đoan này sẽ là nỗi ám ảnh của nhiều quốc gia trên thế giới nhưng giải pháp để ngăn ngừa vẫn chưa được tìm ra.

HN tổng hợp

分享到: