【trận đấu serie b】“Thời hoa đỏ”
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 00:43:41 评论数:
Tư chất nhà giáo ở Phạm Ngọc Quang xuất hiện từ rất sớm,ờihoađỏtrận đấu serie b từ lúc còn là cậu bé học giỏi nhất trường cấp I, cấp II và cấp III ở Cẩm Thủy (Thanh Hóa) khi cậu bé Quang luôn xung phong chỉ (giảng) bài cho các bạn học yếu. Với thiên hướng ham nghiên cứu, từ khi còn là sinh viên trường Sư phạm Vinh, Phạm Ngọc Quang thường được khoa Toán, được Trường Sư phạm Vinh phân công tham gia các hội thảo, hội nghị khoa học với những tham luận được các thầy, đồng thời là nhà khoa học thời đó đánh giá cao. Còn nhân cách một nhà giáo - Nhà giáo Nhân dân lại được hoàn cảnh tôi rèn và từ ý thức của chính nhà giáo Phạm Ngọc Quang ngay từ lúc còn ngồi trên ghế trường phổ thông, trên giảng đường đại học, trên chiến hào hay cả lúc tiếp xúc với những sĩ quan chế độ Việt Nam Cộng hòa trong vai người của bên thắng cuộc về tiếp quản Sài Gòn.
Từ lúc còn rất nhỏ, Phạm Ngọc Quang đã ý thức rằng, không có kiến thức thì làm nông dân cũng khó. Thế nên trong mọi hoàn cảnh, tác giả đều quan tâm đến sự học không chỉ của bản thân mà của những người sống quanh mình. Ấy là khi Phạm Ngọc Quang day dứt về “những người cấp dưỡng ở trường Sư phạm Vinh đa số chưa biết chữ. Mà phục vụ cho hàng trăm sinh viên và giáo viên thì phải biết tính toán để mua, bán thực phẩm cùng các nhu yếu phẩm khác”. Thế là sinh viên Phạm Ngọc Quang xung phong cùng một số bạn bè dạy học cho số cấp dưỡng chưa biết chữ. Những năm tháng ở “chảo lửa” Quảng Trị, khi biết chuyện về nữ du kích, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Trần Thị Tâm và cái chết bi tráng của chị cùng đồng đội, Phạm Ngọc Quang đã ao ước: “Giá Trần Thị Tâm còn sống cho đến ngày toàn thắng, giá như có cơ duyên nào đó tôi được tham gia giảng dạy bổ túc văn hóa cho chị, rồi chị được Đảng, Nhà nước cho đi học ở các trường đào tạo cán bộ, thì Trần Thị Tâm xứng đáng là những cán bộ nòng cốt của quê hương Quảng Trị, của đất nước”. Đó là mong ước giản dị nhất, đẹp đẽ nhất và cũng thiết thực nhất của một nhà giáo chân chính. Những giây phút nghỉ ngơi giữa hai trận đánh, ngay trong chiến hào, Phạm Ngọc Quang thường tâm sự với những đồng đội phải bỏ dở việc học hành để thực hiện sứ mệnh trai thời chiến: “Cuộc chiến sẽ không kéo dài bao lâu nữa, sẽ đến ngày toàn thắng nên các cậu phải tiếp tục con đường học hành, vì đất nước cần những con người có tri thức”. Giữa “chảo lửa” Quảng Trị, nơi có thể bây giờ sống, chỉ vài tiếng sau, thậm chí một giây sau đã chết, khi được Ban Quân lực đưa vào tầm ngắm, cử đi học quân sự ở nước ngoài, Phạm Ngọc Quang lại từ chối cơ hội tốt trước sự ngỡ ngàng của cấp trên, thủ trưởng đơn vị và đồng đội. Cái lý do để Phạm Ngọc Quang từ chối rời “chảo lửa”, “cối xay thịt” Quảng Trị để đi học nước ngoài chỉ vì “cuộc chiến sẽ không kéo dài bao lâu nữa”, rằng mình đã được đào tạo Đại học Sư phạm Vinh rồi nên “suất” đào tạo ấy đơn vị nên dành cho những người chưa được đào tạo, chỉ mong sao kết thúc chiến tranh để trở về bục giảng… Những tư chất, phẩm chất đáng quý ấy cùng hoàn cảnh khắc nghiệt đã hun đúc, giũa rèn để Phạm Ngọc Quang trở thành Nhà giáo Nhân dân chứ không phải nhờ bằng cấp hay học hàm, học vị!
Tôi yêu kính người thầy của tôi - Nhà giáo Nhân dân Phạm Ngọc Quang không chỉ bởi ở thầy luôn toát lên vẻ đẹp và sự giản dị của một người thầy thực thụ và chân chính. Trong cuốn sách, Phạm Ngọc Quang luôn thể hiện lòng biết ơn những năm tháng được luyện rèn bằng những tháng ngày bão táp trong quân ngũ. Chính môi trường quân đội, chính sự khốc liệt giữa làn ranh sống - chết nơi chiến địa, chính những “bão táp” do con người cố tình tạo ra đã giúp Phạm Ngọc Quang luôn nỗ lực để mỗi ngày một trưởng thành, một nghị lực hơn. Và chính sự giản dị, chân chính cùng với trí tuệ của thầy đã được Đảng, được nhân dân ghi nhận khi trở thành đại biểu Quốc hội khóa IX, được giao trọng trách là một trong những người đặt nền móng xây dựng, trở thành Hiệu trưởng trường THPT Lam Sơn - ngôi trường chất lượng cao đầu tiên hệ THPT của tỉnh Thanh Hóa. Nhưng thầy nổi tiếng không phải thầy từng là đại biểu Quốc hội, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa hay Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lam Sơn mà bởi dưới sự tận tâm dạy dỗ của thầy, biết bao thế hệ học sinh đã được chắp cánh, thành tài, mang về cho Thanh Hóa, cho đất nước những giải thưởng Toán quốc tế và khu vực.
Nghỉ hưu, thầy từ chối bao cơ hội tốt để tiếp tục cống hiến cho tỉnh Thanh Hóa, để có thể kiếm tiền một cách chân chính bằng cách đứng tên những trung tâm giảng dạy chất lượng cao, chỉ để dành thời gian kèm cặp cho những đứa cháu của mình học thật tốt các môn tự nhiên. Tôi yêu kính thầy bởi một nhà giáo rất giỏi môn Toán lại đam mê văn chương với một bút lực rất dồi dào. Dưới ngòi bút của thầy, những nhân vật hiện lên với những nét tính cách nhất quán từ đầu đến cuối. Không có từ nào là “xấu xa”, là “đớn hèn”, nhưng người đọc vẫn nhìn rất rõ sự đớn hèn ở một vài nhân vật trong “Thời hoa đỏ”. Không có từ nào là “biết ơn”, là “tri ân”, nhưng người đọc vẫn thấy rất rõ tấm lòng của tác giả đối với những người thầy, người bạn, người đồng chí một thời gắn bó ra sao. Và tôi yêu kính thầy bởi sự giản dị và thiện lương. Với tất cả những gì đã diễn ra trong cuộc đời của chính thầy và những người thân yêu, được ghi lại trong “Thời hoa đỏ”, nếu không có một tâm hồn thiện lương, sự bao dung, độ lượng, hẳn không thể kể lại một cách bình thản, tĩnh tâm đến thế.
Và sức hấp dẫn của “Thời hoa đỏ” chính là ở chỗ ấy, ở tâm thế bình thản, tĩnh lặng của người viết ra nó.
Tháng 10-2022
Linh Tâm