当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【ket qua vdqg thuy dien】Học sinh lớp 6 gia tăng: Không lo thiếu phòng học

【ket qua vdqg thuy dien】Học sinh lớp 6 gia tăng: Không lo thiếu phòng học

2025-01-26 03:25:35 [World Cup] 来源:88Point

Học sinh Trường THCS Phạm Văn Đồng trong giờ học tin học

Học sinh tăng phân bổ đều ở các trường

Tính đến thời điểm này,ọcsinhlớpgiatăngKhônglothiếuphònghọket qua vdqg thuy dien khi nhiều trường tại Huế đang ráo riết tuyển sinh đầu cấp, hiện tượng “chạy trường” không còn “nóng” như mọi năm dẫu sĩ số học sinh tăng. Cô giáo Lê Thị Hồng Giang, Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An, cho hay: Năm học 2019-2020, trường sẽ tuyển 540 em ở 12 lớp, ưu tiên học sinh ở các phường Xuân Phú và Phú Hội. Theo khảo sát ban đầu, sẽ có khoảng 460 em trong tuyến theo học tại trường, trên 80 chỉ tiêu còn lại sẽ giải quyết cho học sinh học tiếng Nhật và học sinh ở các vùng phụ cận.

Ở Trường THCS Nguyễn Chí Diểu, học sinh trong tuyến ở Vĩnh Ninh, Phú Nhuận tăng gần 40 em nên Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế đồng ý cho trường tăng thêm một lớp 6. Tại các trường vùng ven, như Nguyễn Thị Minh Khai, Phạm Văn Đồng, có số học sinh theo học tại trường năm nay tăng hơn so với các năm trước khi nhiều gia đình trẻ muốn con học ngay tại địa phương.

Năm học 2019 -2020, số học sinh đầu cấp trung học cơ sở tăng thêm 7 lớp (trên 300 em) nhưng hầu như các trường đều không quá tải. Bình quân, mỗi lớp học có khoảng 40 em. Toàn TP. Huế có 11 trường dạy tiếng Pháp và 4 trường dạy tiếng Nhật. Thế nên, số lượng đăng ký vào các trường dạy tiếng Nhật như Phan Sào Nam, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Trỗi, Chu Văn An khá cao.

Chị Nguyễn Thị Minh, phụ huynh có con học lớp 5 Trường tiểu học Trường An, cho hay: “Tôi muốn cho con học đúng tuyến vì gần nhà, không phải đưa đón, không phải “chạy trường”. Tôi lại rất thích cho con học tiếng Nhật nên chuẩn bị nộp hồ sơ vào Trường THCS Chu Văn An”. Đó cũng là xu hướng của nhiều phụ huynh khi muốn con học thêm một ngoại ngữ để thuận tiện trong việc chọn ngành, chọn nghề sau này.

60% học sinh học hai buổi/ngày

Ngày trước, nhiều người muốn con về các trường trung tâm thành phố vì có giáo viên dạy giỏi, cơ sở vật chất khang trang. Giờ đây, chất lượng giáo dục được đánh giá theo chuẩn mới là phải phát triển toàn diện. Thế mạnh của các trường vùng ven là có điều kiện về quỹ đất, cơ sở hạ tầng mới được xây dựng nên trường học đạt chuẩn, khá thoáng đãng. Những buổi học ngoại khóa được tổ chức nhiều hơn đúng với xu hướng rèn luyện kỹ năng cho học sinh theo chương trình mới. Nhiều trường khá thong thả khi có đủ điều kiện cơ sở vật chất để tăng thêm lớp học nhằm đáp ứng nhu cầu học đúng tuyến của học sinh.

Huế sẽ không để xảy ra tình trạng trường học thiếu giáo viên, học sinh thiếu chỗ học khi bước vào năm học mới. Khẳng định của ông Lâm Thủy, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế hoàn toàn có cơ sở. Mỗi năm, TP. Huế được tăng cường hàng chục tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng. Đội ngũ giáo viên ở TP. Huế cơ bản đã đáp ứng đủ với 3.700 người phân bổ đều ở các cấp. Riêng giáo viên THCS đã đáp ứng yêu cầu 1,9 giáo viên/lớp học, không có tình trạng thiếu giáo viên bộ môn.

TP. Huế hiện có đến trên 60% học sinh học hai buổi/ngày. Lợi thế ở chỗ, nếu sĩ số học sinh trong tuyến ở các trường tăng thêm thì sẽ tính phương án rút ngắn lại học 1 buổi/ngày. Điều này sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo khi chương trình giáo dục phổ thông mới không xây dựng chương trình học hai buổi/ngày. Buổi học thứ hai chỉ là tăng cường học ngoại khóa.

Giải quyết rốt ráo vấn đề tăng học sinh nhưng không dẫn đến tình trạng quá tải được các trường làm tốt trong nhiều năm qua. Mấu chốt của vấn đề là phải siết chặt chuyện học trái tuyến. Công tác luân chuyển cán bộ từ quản lý đến giáo viên ở những trường đạt chuẩn quốc gia đến các trường chưa đạt chuẩn nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học đồng đều  giữa các trường. Khi cơ sở vật chất và chất lượng đội ngũ giáo viên gần như tương đồng thì phụ huynh không còn “lăn tăn” trước sự lựa chọn đúng tuyến hay trái tuyến.

Bức tranh giáo dục đa màu sắc ở TP. Huế không chỉ giải quyết bài toán quá tải trường lớp, đỡ gánh nặng ngân sách chi cho giáo dục, mà còn tạo sự cạnh tranh cần thiết giữa các trường để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Bài, ảnh: Huế Thu

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读