【tỷ số dortmund hôm nay】Từng bước xây dựng chính quyền điện tử

时间:2025-01-12 06:08:21来源:88Point 作者:Cúp C2

Báo Cà MauNhằm cụ thể hoá việc định hướng lộ trình triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT), xây dựng mô hình hoàn chỉnh về hệ thống chính quyền điện tử (CQÐT) cấp tỉnh, tạo điều kiện tích cực phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh, hiện CQÐT của tỉnh Cà Mau đang là bước đầu giai đoạn 3 trong 4 giai đoạn (hiện diện, tương tác, giao dịch và chuyển đổi) phát triển CQÐT.

Nhằm cụ thể hoá việc định hướng lộ trình triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT), xây dựng mô hình hoàn chỉnh về hệ thống chính quyền điện tử (CQÐT) cấp tỉnh, tạo điều kiện tích cực phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh, hiện CQÐT của tỉnh Cà Mau đang là bước đầu giai đoạn 3 trong 4 giai đoạn (hiện diện, tương tác, giao dịch và chuyển đổi) phát triển CQÐT.

Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, phục vụ người dân và doanh  nghiệp ngày càng tốt hơn, ngày 14/10/2015, Chính phủ ban hành Nghị quyết chuyên đề về Chính phủ điện tử số 36a/NQ-CP. Trong đó, giao trách nhiệm cho UBND các tỉnh, thành phố bố trí đủ ngân sách cho xây dựng CQÐT; thực hiện kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản tất cả các sở, ngành, đơn vị cấp huyện, cấp xã hoàn thành trước ngày 1/1/2017; thực hiện cung cấp dịch vụ công qua mạng điện tử theo hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan và tích hợp lên Cổng thông tin điện tử quốc gia.

Người dân đến làm thủ tục tại bộ phận “Một cửa” UBND xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Theo Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau Trần Quốc Chính, đề án xây dựng CQÐT tỉnh Cà Mau là giải pháp quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động chỉ đạo điều hành, nâng cao tính minh bạch, cải tiến môi trường, chính sách; quảng bá và cung cấp thông tin đa dạng, nhanh chóng, chất lượng phục vụ các nhà đầu tư, doanh nghiệp ngày một tốt hơn.

Hiện Cà Mau đã có trung tâm tích hợp dữ liệu khá hiện đại; mạng truyền số liệu phủ rộng khắp tỉnh. Riêng tỷ lệ máy tính đạt 0,8/người/máy, bình quân chung cả nước 0,85; chữ ký số cho tổ chức và cá nhân trong cơ quan Nhà nước đã triển khai xong cấp tỉnh và huyện.

Ðã hợp tác với Ðà Nẵng chuyển giao, xây dựng cho Cà Mau. Cà Mau có hệ thống dịch vụ công trực tuyến (phần mềm một cửa điện tử) để cung cấp dịch vụ công trực tuyến đến mức độ 3 và 4 cho người dân, doanh nghiệp ở 3 cấp chính quyền địa phương (từ các sở, ngành cấp tỉnh đến các phòng chuyên môn cấp huyện, bộ phận chuyên môn cấp xã). Bộ thủ tục hành chính (TTHC) theo Ðề án 30 của Chính phủ được hoàn thiện ở giai đoạn 3, thường xuyên được cập nhật, cải tiến và công bố theo mức độ ngày càng hoàn thiện… Với kết quả trên, cho phép Cà Mau xác định CQÐT của tỉnh đang là bước đầu giai đoạn 3 (giai đoạn giao dịch) trong 4 giai đoạn phát triển CQÐT.

Cà Mau đang từng bước hoàn thiện hạ tầng trung tâm tích hợp dữ liệu, mạng, trang thiết bị... xây dựng trung tâm giải quyết TTHC tập trung, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao (3-4). Ðào tạo đội ngũ quản lý, sử dụng CQÐT, hướng dẫn, quảng bá, tuyên truyền người dân biết sử dụng các dịch vụ công của cơ quan Nhà nước cung cấp.

Quá trình hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của internet làm cho trình độ CNTT của người dân ngày càng tăng. Khi mọi người ngày càng quen với việc tìm kiếm thông tin trên internet thì họ dễ dàng tiếp cận dịch vụ công trên mạng, lại càng mong chờ một mối liên hệ ở cấp độ cao hơn với chính quyền. Ðiều này càng đem lại nhiều lợi ích cho chính quyền và người dân. Tính minh bạch và lòng tin của công chúng vào chính quyền ngày càng được củng cố, lúc này hiệu suất làm việc đối với cán bộ, công chức tác nghiệp được nâng lên, các cấp chính quyền trong tỉnh đạt được mục tiêu cụ thể hoá 3 tiêu chí của chính quyền mà người dân mong muốn đó là: minh bạch, hiệu quả và chuẩn hoá, tăng hiệu quả quản lý thông qua việc giám sát trực quan, thông tin kịp thời, nhanh chóng ra quyết định đối với cán bộ lãnh đạo. Riêng người dân, doanh nghiệp sẽ tiếp cận được 3 mục tiêu luôn mong muốn khi có nhu cầu về TTHC với chính quyền là: kịp thời, nhanh chóng và tiết kiệm.

Khi đề án xây dựng CQÐT hoàn thiện và chính thức đưa vào hoạt động sẽ tạo bước đột phá trong cải cách hành chính, hiện thực hoá chủ trương của Ðảng, Nhà nước. Từ đó, góp phần cải tiến, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT (ICT index), góp phần thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương./.

Bài và ảnh: Hồng Phượng

相关内容
推荐内容