发布时间:2025-01-10 09:20:54 来源:88Point 作者:Cúp C2
Nguy cơ mất an toàn thông tin ngày càng hiện hữu
Nhấn mạnh đến sự cần thiết phải ban hành Luật,địnhbảovệthôngtincánhântrênmạngcònmờnhạgiải liga tây ban nha Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết, CNTT&TT luôn phải đối mặt với nhiều thách thức, đó là hàng loạt loại hình tấn công ngày càng thường xuyên hơn, tinh vi hơn và càng khó đối phó hơn. Mạng thông tin càng mở rộng, số người sử dụng mạng càng nhiều, tốc độ truy nhập càng cao thì nguy cơ mất ATTT và mức độ thiệt hại do các tấn công càng lớn.
Các sự cố về mất ATTT đã tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua, kéo theo những thiệt hại về vật chất và phi vật chất, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân, gây bức xúc, lo lắng cho xã hội. Nguy cơ mất ATTT đã trở thành thách thức lớn đối với mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Trong Báo cáo thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường (UBKH, CN&MT) của Quốc hội Phan Xuân Dũng cũng cho rằng, việc ban hành Luật ATTT sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo điều kiện phát triển ổn định, bình đẳng cho các tổ chức, cá nhân đang hoạt động, sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; góp phần tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ATTT.
Tuy nhiên, phạm vi thông tin cần được pháp luật bảo đảm an toàn là rất rộng, không chỉ là thông tin được số hóa, được trao đổi thông qua các phương tiện điện tử hay mạng Internet. Trong khi đó, theo tờ trình của Chính phủ, phần lớn nội dung của dự thảo luật chỉ tập trung quy định về bảo đảm ATTT trên mạng (mạng viễn thông, internet và mạng máy tính).
Dự thảo luật không điều chỉnh về nội dung thông tin mà chỉ chỉ tập trung về các vấn đề kỹ thuật nhằm bảo đảm quá trình truyền tải thông tin không bị sửa đổi, tiết lộ, gián đoạn, thông tin được bảo đảm nguyên vẹn. Do đó, UB KH,CN&MT đề nghị đổi tên gọi thành Luật An toàn thông tin mạng, để bảo đảm thống nhất với phạm vi điều chỉnh của luật.
Đề nghị có quy định khả thi hơn về bảo vệ thông tin cá nhân
Cũng theo Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng, về chủ quyền không gian mạng, hiện có hai luồng ý kiến khác nhau, nhưng UB KH,CN&MT nghiêng về ý kiến không đưa vấn đề này vào dự thảo Luật. Kinh nghiệm xây dựng pháp luật tại những nước tiên tiến trên thế giới cho thấy, chưa có quốc gia nào thực hiện tuyên bố chủ quyền trên không gian mạng. Hơn nữa, để thực hiện nhiệm vụ trên, dự thảo đã có các quy định về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng (tại Mục 3, Chương II).
Về quy định bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng, dự án Luật ATTT cũng đề cập đến. Tuy nhiên, quy định này còn khá mờ nhạt, do vậy chưa thể hiện được một cách toàn diện trách nhiệm của tất cả các bên liên quan trong việc bảo vệ, bảo đảm an toàn đối với từng loại thông tin này. Trong khi hiện nay, có rất nhiều quốc gia đã ban hành một đạo luật riêng về bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng chưa chỉ ra được những hành vi bị nghiêm cấm trong việc thu thập, sử dụng thông tin cá nhân cũng như chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này.
Hơn nữa, theo các quy định liên quan trong dự thảo luật thì có thể hiểu các quy định này chỉ tập trung vào việc bảo vệ các thông tin cá nhân trên mạng được nắm giữ và xử lý bởi các tổ chức, cá nhân với mục đích thương mại, kinh doanh. Còn đối với việc thu thập, sử dụng thông tin cá nhân nhằm các mục đích khác hoặc do các cơ quan nhà nước nắm giữ, xử lý lại chưa rõ cơ chế bảo vệ như thế nào.
Do đó, UB KH,CN&MT đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu bổ sung các quy định có tính khả thi hơn về bảo vệ thông tin cá nhân trên cơ sở Bộ luật Dân sự (sửa đổi), kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc xây dựng luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân và xem xét việc đưa chương này thành một mục của Chương II.
Vân Hà
相关文章
随便看看