【kết quả quốc gia pháp】Mỹ điều chỉnh hướng dẫn dùng thuốc điều trị; Một số nước châu Âu nới lỏng phòng dịch
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Berlin,ỹđiềuchỉnhhướngdẫndùngthuốcđiềutrịMộtsốnướcchâuÂunớilỏngphòngdịkết quả quốc gia pháp Đức,ngày 21/1/2022. |
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 27/1 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 362.612.507 ca, trong đó có 5.643.728 người tử vong.
Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh tiếp tục gây lo ngại về số lượng, những vùng bệnh “nóng nhất” nằm ở châu Âu-châu Mỹ khi dịch tái bùng phát, số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước thuộc châu lục này.
Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Ấn Độ, Nga và Bồ Đào Nha và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Mỹ là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 400.000 ca), trong khi Nga cũng là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 600 ca.
Trong cập nhật tình hình COVID-19 hằng tuần, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết trong tuần tính đến ngày 23/1/2022, thế giới đã ghi nhận hơn 21 triệu ca mắc mới - mức cao nhất tính theo tuần kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Tuy nhiên so với tuần trước đó, mức tăng là 5%, và theo WHO, tỷ lệ mắc mới đã tăng chậm hơn trên phạm vi toàn cầu. Cũng trong tuần trước, thế giới ghi nhận thêm gần 50.000 ca tử vong, mức tương đương một tuần trước đó.
Báo cáo cho thấy Omicron tiếp tục "áp đảo" các biến thể đáng quan ngại khác trên phạm vi toàn cầu. Bà Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc Chương trình Y tế khẩn cấp WHO còn dự báo trong năm nay sẽ có nhiều phương pháp mới điều trị COVID-19 và biến thể tiếp theo của virus SARS-CoV-2 sẽ có khả năng lây lan cao hơn nữa vì chúng phải “vượt mặt” các biến thể đang hoành hành hiện nay. Một điểm đáng lưu ý là phiên bản mới của biến thể Omicron (BA.2) mà các nhà khoa học gọi là "Omicron tàng hình" đã xuất hiện ở châu Âu và châu Á, nay bắt đầu "lộ diện" tại Mỹ.
Với sự lây lan mạnh của biến thể Omicron, nhiều nước châu Âu lại trải qua một ngày buồn khi ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao kỷ lục trong ngày 26/1. Nga thông báo có thêm 74.692 ca mắc mới, mức tăng cao nhất trong một ngày kể từ khi dịch bùng phát, nâng tổng số ca mắc lên 11.315.801 ca. Số người tử vong vì COVID-19 trên toàn quốc đã lên 328.105 người sau khi có thêm 657 người không qua khỏi.
Viện Robert Koch (RKI) của Đức ngày 26/1 thông báo trong 24 giờ qua, trên cả nước Đức ghi nhận 164.000 ca nhiễm mới, vượt mức kỷ lục trên 140.000 ca ghi nhận cuối tuần trước, và 166 ca tử vong. Chỉ số lây nhiễm trung bình trong 7 ngày qua lên mức 951,4/100.000 dân, mức cao nhất kể từ đầu dịch tới nay và tăng mạnh so với mức 584,4 một tuần trước.
Thụy Điển cũng ghi nhận dấu mốc buồn với 44.944 ca mắc mới trong ngày trước đó, mức tăng theo ngày cao nhất kể từ khi dịch bùng phát tại nước này. Bộ trưởng Y tế Lena Hallengren cho biết nước này sẽ kéo dài các biện pháp chống dịch thêm 2 tuần.
Khách du lịch đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Moskva, Nga ngày 24/1/2022. |
Bất chấp dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, Đan Mạch và Áo ngày 26/1 đã trở thành những quốc gia mới nhất nới lỏng các biện pháp hạn chế được áp đặt để chống dịch COVID-19, sau các quyết định tương tự của Anh, Ireland và Hà Lan. Chính phủ Áo cho biết các biện pháp hạn chế đối với những người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ sẽ kết thúc vào ngày 31/1 tới trong bối cảnh các bệnh viện đã giảm tải áp lực.
Trong khi đó, Chính phủ Đan Mạch có kế hoạch dỡ bỏ các biện pháp hạn chế được áp đặt để chống dịch COVID-19, như đeo khẩu trang hay yêu cầu các các quán bar và nhà hàng đóng cửa sớm, từ ngày 1/2 tới.
Trong tuần này, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho biết nước này sẽ dỡ bỏ một số biện pháp hạn chế được cho là nghiêm ngặt nhất ở châu Âu. Cụ thể, từ ngày 26/1, các quan bar, nhà hàng có thể mở cửa trở lại phục vụ khách hàng có giấy chứng nhận tiêm chủng, song phải giảm công suất hoạt động.
Những khách hàng không ngồi vào bàn thì phải đeo khẩu trang. Các rạp chiếu phim, rạp hát và viện bảo tàng cũng sẽ được mở cửa trở lại, nhưng các câu lạc bộ ban đêm vẫn phải đóng cửa. Các quy định cách ly đối với trường học cũng sẽ được nới lỏng, với các lớp học sẽ không còn phải đóng cửa nếu có từ 3 người mắc COVID-19 trở lên và các đối tượng dưới 18 tuổi không còn phải cách ly sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh.
Tình hình dịch bệnh cũng tiếp tục diễn biến phức tạp tại châu Á. Tại Nhật Bản, số ca mắc COVID-19 mới tiếp tục lập đỉnh, làm gia tăng áp lực y tế tại thủ đô Tokyo. Theo số liệu mới cập nhật chiều 26/1, số ca mắc mới COVID-19 trong ngày tại Nhật Bản đã lên mức cao nhất trong ngày thứ hai liên tiếp khi lần đầu vượt mốc 70.000 ca/ngày, trong khi tỷ lệ sử dụng giường bệnh tại các cơ sở y tế của thủ đô Tokyo đã vượt quá 40%.
Trong ngày 26/1, các địa phương trong cả nước đã ghi nhận 71.523 ca mắc mới, trong đó, thủ đô Tokyo ghi nhận con số cao nhất với 14.084 ca, tăng hơn 2.000 ca so với ngày 25/1.
Hàn Quốc ngày 26/1 thông báo có thêm 13.012 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc lên 762.983 ca. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã kêu gọi đẩy nhanh việc triển khai các biện pháp ứng phó nhằm khống chế đà lây lan của biến thể Omicron.
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 26/1, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 51.771 ca mắc mới COVID-19 và 251 ca tử vong.
Tới hết ngày 26/1, tổng số ca bệnh ở khu vực Đông Nam Á là trên 16.336.500 trường hợp và 312.978 ca tử vong. Trong ngày 26/1, Việt Nam có số ca mắc mới (trên 15.000 ca) và ca tử vong (155 ca) cao nhất khu vực.
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua diễn biến phức tạp và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Thái Lan, Malaysia, Philippines và Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác. Số ca tử vong và số ca mắc mới của các nước trong khu vực có chững lại so với mấy ngày gần đây.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á phải tăng cường khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch. Hiện đã có ít nhất 9 quốc gia ASEAN ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Tuy vậy, về cơ bản, các nước đang ngày càng khống chế tốt đại dịch và số ca tử vong không quá cao.
Xét về tổng số ca mắc và tử vong từ đầu dịch tới nay, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy tháng qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đều giảm đáng kể.
Ngày 26/1, Philippines tiếp tục ghi nhận số ca bệnh mới ở mức cao với 15.789 ca bệnh, xấp xỉ Việt Nam. Trong khi đó, với 155 ca tử vong, Việt Nam là nước có số người thiệt mạng vì COVID-19 cao nhất trong một ngày qua ở Đông Nam Á.
Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 26/1 ghi nhận thêm trên 7.000 ca bệnh mới và 19 người tử vong.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tại Melbourne, Australia. |
Trong khi đó, dịch bệnh tại Lào đang diễn biến khó lường, tổng số ca bệnh đã vượt 131.000, số ca mắc mới trên 500 ca mỗi ngày, số ca tử vong tại “xứ sở triệu voi” trong 24 giờ qua là 4 trường hợp.
Nhìn chung, toàn khối đang đối mặt với mối đe dọa Omicron, khiến số ca bệnh tăng mạnh, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 9/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới./.
-
Tháo dỡ trạm thu phí trên Quốc lộ 20Giá vàng SJC và vàng thế giới đồng loạt giảm trong phiên giao dịch đầu tuầnXử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình trạng ùn tắc hàng hoá để vi phạm pháp luậtSử dụng miếng dán màn hình điện thoại nhập lậu: Rủi ro tiềm ẩnStreamlining should reduce the number of civil servants and public employees by at least 20 per centGiá vàng hôm nay 20/10: USD ồ ạt tăng giá, vàng lao xuống dốcKiến nghị cho phép tàu bay Boeing 737 Max được phép hoạt động bay tại Việt NamÝ ban hành luật mới về “thẻ xanh” với người lao độngTân Hưng: Trao 2 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạngChủ động cho vụ lúa Đông Xuân 2022
- ·Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO
- ·Nghiên cứu biển số xe mới có gắn mã QR và quốc kỳ
- ·Hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bền vững
- ·Thành lập Hội đồng thẩm định thanh tra kinh doanh xăng dầu
- ·Ngày 6/1: Giá cao su thế giới tiếp tục giảm, trong nước đi ngang sáng đầu tuần
- ·10 tháng đầu năm 2021: Hoạt động xuất – nhập khẩu TPHCM đạt mức tăng trưởng dương
- ·Bộ Y tế đề nghị thần tốc tiêm vaccine phòng COVID
- ·Năm 2022: ‘Phá băng’ nền kinh tế, phục hồi nhiều ngành mũi nhọn
- ·ACB lên tiếng về thông tin lãnh đạo ngân hàng đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài
- ·Ô tô điện chạy pin lệ phí trước bạ là 0% trong vòng 3 năm
- ·Triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2022
- ·Xuất siêu 4 tháng đầu năm 2021 đạt 1,29 tỷ USD
- ·FAO: Giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024
- ·TP.HCM: Tăng cường kiểm tra việc nhập khẩu, kinh doanh test kit xét nghiệm
- ·Chính thức: Bay nội địa trở lại từ 10/10, hành khách không phải cách ly tập trung
- ·14 hiệp hội đề xuất Thủ tướng chiến lược “Phòng chống dịch theo Điểm” trong bối cảnh mới
- ·Party chief works with Bình Dương Military Command
- ·Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội linh hoạt tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
- ·Hiệu quả từ phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi
- ·Sửa quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu
- ·Khai mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Cho phép rút khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vaccine AstraZeneca
- ·Thủ tướng yêu cầu nâng cao quản lý thuế thương mại điện tử
- ·Mở lại đường bay nội địa: Cục Hàng không xin ý kiến của các địa phương trừ Hà Nội
- ·Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
- ·Chi cục TCĐLCL Hà Nội: Nâng cao công tác quản lý, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao
- ·11 sản phẩm đáng mong đợi nhất của Apple ra mắt trong năm nay
- ·Israel thử nghiệm thuốc chữa khỏi Covid
- ·Vietcombank với công tác bình đẳng giới
- ·'Khát vọng vùng đất Chín Rồng'
- ·Thời tiết hôm nay 02/1: Nam Bộ mưa tăng cùng thời điểm triều cường, Bắc Bộ rét đậm
- ·Tập đoàn BRG vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
- ·Hà Nội, Hải Phòng bỏ quy định hành khách từ TP HCM phải cách ly tập trung
- ·BHXH Việt Nam nhận 2 giải thưởng Thành tựu của ISSA
- ·Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn
- ·Hà Nội đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho 3 Phân Vùng phòng chống dịch trong tình hình mới