Bác sĩ Huỳnh Minh Tuấn,ếnchứngnguyhiểmcủabệnhbạchhầlkeo nha cai Trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Y dược TP HCM, cho biết bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Bất cứ người nào tiếp xúc với mầm bệnh đều có thể bị lây nhiễm, nhất là trẻ nhỏ, người cao tuổi và người có khả năng miễn dịch thấp. Bệnh hiện đã có vaccine phòng bệnh, nhưng vẫn có thể xảy ra ở những khu vực có tỉ lệ tiêm chủng thấp.
Bệnh bạch hầu lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp, qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi. Trong nhiều trường hợp, vi khuẩn của người bệnh có thể lây nhiễm và tồn tại trên bề mặt của các đồ vật xung quanh từ vài ngày đến vài tuần, ví dụ: trong sữa, nước uống sống đến 20 ngày; trong tử thi sống được 2 tuần... Bệnh dễ lây hơn trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
Trung bình, sau khi hít phải vi khuẩn 2-5 ngày, người bệnh sẽ phát bệnh. Tùy thuộc vào vị trí vi khuẩn gây bệnh, sẽ có các biểu hiện nặng, nhẹ khác nhau. Triệu chứng bệnh chủ yếu là viêm họng, có lớp màng giả màu trắng do các tế bào bị viêm bám vào trong vòm họng. Một số biến chứng khác như viêm tai giữa, viêm phổi do liệt cơ hoành... Khi bệnh tiến triển nặng lên, có thể xuất hiện các triệu chứng như khó thở, khó nuốt, thay đổi thị lực, nói lắp.
Ngoài ra, các độc tố bạch hầu khi ngấm vào máu sẽ gây tình trạng nhiễm độc toàn thân, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên, thần kinh cảm giác, gây viêm cơ tim hoặc loạn nhịp tim, dẫn đến tử vong.
Vi khuẩn corynebacterium diphtheriae gây bệnh bạch hầu. Ảnh: homeopathyplus.