Cắt giảm nhiều khoản chi không cần thiết
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ,ếtkiệmhơnnghìntỷđồngkinhphítừngânsáty le ca cuoc ngoai hang anh Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội cơ bản thống nhất với đánh giá của Chính phủ về THTK, CLP và cho rằng, kết quả THTK, CLP năm 2014 đã có sự tiến bộ hơn những năm trước, góp phần sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực từ NSNN và trong dân cư cho phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Một số lĩnh vực có sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt được kết quả đáng khích lệ. Trong đó, công tác quản lý, sử dụng NSNN trong năm 2014 được Chính phủ điều hành linh hoạt, chặt chẽ, tiết kiệm, cơ bản đã bảo đảm chi NSNN đúng mục tiêu, nội dung chi trong phạm vi dự toán được giao và chế độ, định mức quy định. Các cấp, các ngành đã chủ động rà soát, cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cấp thiết, các khoản chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, chi phí công tác ngoài nước và các khoản chi tiêu khác chưa thực sự cấp bách nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành tốt, có hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Kết quả trong năm 2014, các cơ quan, đơn vị đã thực hiện tiết kiệm được 15.263 tỷ đồng kinh phí từ NSNN.
Ủy ban Tài chính- Ngân sách cũng đánh giá cao việc tiếp tục thực hiện chủ trương tái cơ cấu đầu tư mà trọng tâm là đầu tư công của Chính phủ. Việc quản lý đầu tư xây dựng năm 2014 đã có chuyển biến rõ rệt, nhiều dự án quan trọng của quốc gia hoàn thành đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả. Công tác quản lý đầu tư xây dựng được tăng cường trong tất cả các khâu, ưu tiên xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư từ NSNN, tập trung vốn cho các dự án, công trình trọng điểm, qua đó, đã sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn đầu tư, từng bước khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, góp phần chống thất thoát, lãng phí, phân tán nguồn lực và đảm bảo tính công khai, minh bạch, hiệu quả trong quản lý đầu tư công. Trong đó, năm 2014, cả nước đã thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư của 46.796 dự án hoàn thành, qua thẩm tra đã tiết kiệm cho NSNN 2.299 tỷ đồng.
Vẫn còn tình trạng chi vượt dự toán
Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng NSNN tuy có nhiều cố gắng, nhưng vẫn còn hạn chế nhất định. Qua báo cáo của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước cho thấy, vi phạm trong quản lý, sử dụng NSNN còn nhiều. Tình trạng giao dự toán chậm so với thời gian quy định, giao nhiều lần, phải điều chỉnh nhiều lần trong năm diễn ra phổ biến ở các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương. Không ít các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương còn xảy ra tình trạng chi chưa đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức. Một số địa phương chưa thực hiện tốt chủ trương THTK, CLP trong mua sắm tài sản, cho vay, tạm ứng nhưng chậm thu hồi. Tình trạng chi vượt dự toán vẫn xảy ra, còn biểu hiện chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêm, để xảy ra lãng phí. Năm 2014, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã phát hiện 36.500 khoản chi chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định, từ chối chưa thanh toán với số tiền 40 tỷ đồng; từ chối thanh toán 90 tỷ đồng vốn đầu tư do một số chủ đầu tư đề nghị thanh toán không đúng quy định. Toàn ngành Thanh tra đã triển khai 7.072 cuộc thanh tra hành chính và 233.811 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, kiến nghị thu hồi về NSNN 51.583 tỷ đồng; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý 13.777 tỷ đồng. Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành 188 cuộc kiểm toán với tổng số tiền kiến nghị xử lý về tài chính là 23.425 tỷ đồng, trong đó: số tăng thu là 4.474 tỷ đồng; giảm chi là 7.461 tỷ đồng.
Công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) năm 2014 đã có nhiều tiến bộ, nhưng qua kết quả kiểm toán năm 2014 và báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, các vi phạm trong lĩnh vực đầu tư XDCB vẫn xảy ra khá nhiều và trong hầu hết các khâu của quá trình đầu tư. Một số dự án được phê duyệt khi chưa xác định nguồn vốn, việc bố trí vốn cho các dự án còn tình trạng quá thời hạn quy định, nghiệm thu chưa đúng khối lượng, đơn giá, một số dự án suất đầu tư cao, đầu tư thiếu đồng bộ. Tình trạng dàn trải, chậm tiến độ, nợ đọng XDCB còn lớn vẫn chưa được xử lý triệt để. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nợ đọng XDCB nguồn NSNN đến 30-6-2014 là 40.590 tỷ đồng, nợ đọng XDCB nguồn TPCP là 4.004 tỷ đồng...
Để tiếp tục tăng cường THTK, CLP trên các lĩnh vực, Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện Luật THTK, CLP; nâng cao ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong THTK, CLP. Đồng thời, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên các cấp trong việc tham gia các hoạt động giám sát cộng đồng, giám sát thực hiện THTK, CLP trong mọi lĩnh vực. Ủy ban Tài chính- Ngân sách cũng đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần rà soát hệ thống định mức, chế độ, tiêu chuẩn để sửa đổi, bổ sung bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, đồng bộ và phù hợp. Đồng thời, phát hiện và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, thủ trưởng các cơ quan về THTK, CLP theo quy định.