欢迎来到88Point

88Point

【nhan dinh aston villa】Thách thức trong quản lý doanh nghiệp FDI có “lời” nhưng báo “lỗ”

时间:2025-01-10 10:43:50 出处:Cúp C1阅读(143)

thach thuc trong quan ly doanh nghiep fdi co loi nhung bao loĐồng Nai: Thu hồi 499 dự án doanh nghiệp FDI
thach thuc trong quan ly doanh nghiep fdi co loi nhung bao lo“Mổ xẻ” chuyện doanh nghiệp FDI dồn vốn vào ngành gỗ
thach thuc trong quan ly doanh nghiep fdi co loi nhung bao loSửa đổi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp: Nhiều vấn đề nóng
thach thuc trong quan ly doanh nghiep fdi co loi nhung bao loThu hồi hơn 10 tỷ nợ thuế 22 năm của một doanh nghiệp FDI
thach thuc trong quan ly doanh nghiep fdi co loi nhung bao lo
Quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của DN FDI luôn duy trì tăng trưởng ở mức cao. Ảnh: ST.

Lỗ mất vốn nhưng vẫn mở rộng quy mô

Thelờinhan dinh aston villao số liệu thống kê của Tổng cục Thuế, DN FDI đã tăng trưởng khá nhanh. Số lượng DN FDI được cấp mã số thuế 10 số đang hoạt động đến thời điểm tháng 12/2017 là 21.456 DN. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng, DN FDI (bao gồm cả chi nhánh) đang ở mức thấp trong tổng số DN đang hoạt động của cả nước. Trung bình trong 6 năm trở lại đây chỉ đạt khoảng 3%, cụ thể, năm 2012 là 2,6%, năm 2013 là 2,7%, năm 2014 là 3,1%, năm 2015 là 3,1%, năm 2016 là 3,2%, năm 2017 là 3,1%.

Số liệu tổng hợp báo cáo tài chính của DN FDI từ năm 2011 đến 2017 cho thấy, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của DN FDI luôn duy trì tăng trưởng ở mức cao. Tính riêng trong năm 2017, doanh thu của DN FDI tăng 28% so với năm 2016. Tốc độ tăng doanh thu nói trên cao hơn tốc độ tăng tài sản (22%) và tốc độ tăng của vốn đầu tư của chủ sở hữu (14%) cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của DN FDI rất thuận lợi.

Mặc dù số liệu tổng hợp chung cho thấy doanh thu và lợi nhuận trước thuế của DN FDI tăng đều qua các năm, nhưng tỷ lệ DN báo lỗ, lỗ lũy kế và lỗ mất vốn qua các năm tăng cao và chưa có dấu hiệu giảm. Lợi nhuận trước thuế năm 2017 của các DN FDI có báo cáo đạt 344.607,5 tỷ đồng; tăng 19,2% so với năm 2016. Một số ngành có sự gia tăng lợi nhuận trước thuế cả về số tuyệt đối và số tương đối, bao gồm: "Hoạt động kinh doanh bất động sản" tăng 193,3%; "Khai thác, chế biến khoáng sản" tăng 146,3%; "Linh kiện điện tử, máy vi tính và thiết bị điện tử" tăng 40,3%.

Một số liệu mới được Bộ Tài chính công khai còn cho thấy: Trong 16.718 DN FDI có báo cáo năm 2017, có 8.646 DN kê khai lỗ (chiếm 52% DN) với trị giá lỗ là 86.180 tỷ đồng, có 10.582 DN lỗ lũy kế (chiếm 63%) với trị giá lỗ lũy kế là 397.996 tỷ đồng, và có 2.673 DN lỗ mất vốn (chiếm 16% DN) với trị giá vốn chủ sở hữu là âm (-) 85.604 tỷ đồng. Trong 2.673 DN lỗ mất vốn năm 2017 có đến 1.590 DN lỗ mất vốn nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh.

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN FDI năm 2017 vẫn duy trì ở mức cao nhưng chênh lệch lớn trong các lĩnh vực kinh doanh. Một số lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả sản xuất kinh doanh là khá cao như "Linh kiện điện tử, máy vi tính, thiết bị ngoại vi"; "Sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy và xe có động cơ khác"; "Y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ"; "Vận tải, kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải".

Số nộp vào NSNN của DN FDI tăng nhanh qua các năm cho thấy khu vực DN FDI đóng góp ngày càng nhiều vào phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Tuy nhiên, tốc độ tăng về số nộp NSNN (7%) của khu vực DN FDI năm 2017 so với năm 2016 thấp hơn tốc độ tăng về lợi nhuận trước thuế (19,2%) và lợi nhuận sau thuế (22,6%) cho thấy mặc dù doanh nghiệp FDI có mức đóng góp vào NSNN tương đương các khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, song chưa tương xứng với nguồn tài nguyên sử dụng và kết quả sản xuất kinh doanh thực tế của khu vực doanh nghiệp FDI.

Tốc độ tăng quy mô đầu tư và hoạt động của các DN báo lỗ, DN lỗ lũy kế cao hơn tốc độ tăng về số lượng DN báo lỗ, DN lỗ lũy kế cho thấy tình trạng chuyển giá của khu vực DN FDI ngày càng gia tăng, phức tạp.

Bên cạnh hiện tượng chuyển giá từ Việt Nam ra nước ngoài của nhóm DN FDI như nêu trên, còn xuất hiện hiện tượng chuyển giá, chuyển lợi nhuận ngược (từ nước ngoài vào Việt Nam) của một bộ phận DN FDI trong nước được hưởng ưu đãi lớn về thuế suất thuế TNDN và thời gian miễn, giảm thuế TNDN. Số liệu về tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân của DN FDI trong một số ngành qua các năm luôn duy trì ở mức rất cao, như "Linh kiện điện tử, máy vi tính, thiết bị ngoại vi", "Sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy và xe có động cơ khác" (ROE trước thuế trên 30%).

“Vui mừng không sát thực”

Khẳng định vai trò quan trọng của khu vực DN FDI, song, nhiều lần phát biểu trên các diễn đàn từ họp Quốc hội, họp Chính phủ tới các hội nghị, hội thảo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhận định rằng, các chính sách ưu đãi của Việt Nam đang tồn tại nhiều vấn đề. “Tại sao 52% DN FDI báo lỗ mà vẫn mở rộng hoạt động và tốc độ mở rộng cao hơn. Hiện vốn chủ sở hữu của các DN FDI là 1,5 triệu tỷ đồng và tổng tài sản 5 triệu tỷ đồng là con số rất lớn thì người ta bỏ vốn thực không, tổng tài sản thực không? Samsung họ nói đã đầu tư 15 tỷ USD thì ta tính thế nào cho đúng 15 tỷ USD, trong khi đó họ cứ khấu hao tài sản” – Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng phân tích.

Người đứng đầu ngành Tài chính cũng chỉ ra một thực trạng là hiện nay ở miền Trung có khu kinh tế được đầu tư hạ tầng đồng bộ sân bay, cảng biển, đường cao tốc giúp vùng này không còn khó khăn nữa nhưng DN đầu tư vào vẫn được hưởng khung chính sách cũ, ưu đãi hơn cả đầu tư ở Hà Nội. Thực trạng này dẫn đến khó thu hút được DN FDI đầu tư vào các vùng khó khăn khác.

Bình luận về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng: Việc đánh giá hoạt động và hiệu quả của các DN FDI cần thiết phải đưa ra được các con số so sánh cụ thể. Ví dụ vấn đề đăng ký đầu tư so sánh với con số giải ngân cụ thể. Có nhiều trường hợp số đăng ký rất lớn nhưng thực tế giải ngân, số tiền họ thực sự mang vào nước ta không phải như vậy dẫn đến việc “vui mừng không sát thực”. Ở đây cần phải so sánh để đánh giá cụ thể là lĩnh vực nào giải ngân tốt, lĩnh vực áp dụng công nghệ tốt hay lĩnh vực sử dụng nhiều lao động,… để cân đối chính sách.

Dưới góc độ tổng quát, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm đánh giá: Từ thực trạng của khu vực FDI cho thấy, so với khu vực DNNN, DN tư nhân thì khu vực DN FDI đang được hưởng ưu đãi rất nhiều. Trong khi đó, ba mục tiêu lớn khi thu hút FDI là việc làm, thu ngân sách sách và chuyển giao công nghệ đều chưa đạt. Thực tế, lao động trong khu vực FDI chỉ chiếm 2,6 triệu trong tổng số 14,5 triệu lao động. Ngân sách không thu được nhiều khi chuyển giá quá lớn. Tương tự, mục tiêu chuyển giao công nghệ cũng không thành công. Ngay trong quản lý, lãnh đạo Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra một bất cập là chúng ta chưa quản lý tốt DN FDI bởi cả nước có hơn 21.456 DN FDI, song thực tế chỉ có 16.718 DN FDI có báo cáo. Thực trạng nêu trên đòi hỏi chúng ta phải định hướng lại quan điểm, chính sách về thu hút đầu tư cho giai đoạn tới.

Trong bản dự thảo Báo cáo đánh giá để xây dựng Đề án định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI đến năm 2030, quan điểm xuyên suốt đang được Chính phủ đặt ra là: Thu hút đầu tư nước ngoài cần thay đổi theo hướng ưu đãi thuế không phải là yếu tố quyết định. Để đảm bảo được tính hiệu quả của các chính sách ưu đãi thuế thì các yêu cầu về đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, sự ổn định và minh bạch của thể chế có ý nghĩa rất quan trọng.

Vừa qua, lãnh đạo Chính phủ đã có một chuỗi hoạt động dài một tháng, làm việc với các bộ, ngành, địa phương nhằm định hướng chính sách thu hút, sử dụng FDI hiệu quả hơn trong giai đoạn 10 năm tới. Sau chuỗi hoạt động này, Bộ Tài chính sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Đề án định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài đến năm 2030 để Ban cán sự Đảng Chính phủ cho ý kiến, trước khi trình Bộ Chính trị vào tháng 4/2019.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: