【soi keo bong hom nay】Sản xuất công nghiệp 5 tháng: Linh hoạt ứng phó, thúc đẩy tăng trưởng

时间:2025-01-13 03:35:29来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá

5 tháng- chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,ảnxuấtcôngnghiệpthángLinhhoạtứngphóthúcđẩytăngtrưởsoi keo bong hom nay9%

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2021 tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước (tháng 5/2020 giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước).

Chủ động các giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp
Chủ động các giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp

Tính chung 5 tháng năm 2021, IIP tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 12,6% (cùng kỳ năm trước tăng 3,2%) tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của ngành công nghiệp; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,3% (cùng kỳ năm trước tăng 2,1%); ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,5% (cùng kỳ năm trước tăng 2,9%); riêng ngành khai khoáng giảm 7% (cùng kỳ năm trước giảm 7,7%).

Đáng chú ý, trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành trọng điểm có chỉ số sản xuất 5 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất kim loại tăng 38%; sản xuất xe có động cơ tăng 35%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 15,6%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 15,5%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 13,6%; sản xuất đồ uống tăng 12,8%.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 5 tháng đầu năm 2021 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Thép cán tăng 60%; ô tô tăng 56%; linh kiện điện thoại tăng 36,4%; điện thoại di động tăng 22,2%; sắt, thép thô tăng 18,4%; xe máy tăng 15,3%; phân hỗn hợp NPK tăng 13,5%; ti vi tăng 13,2%; giày, dép da cùng tăng 12,6%; bia các loại tăng 11,7%.

Để có được kết quả đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân, trước đó Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 UBND và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố quán triệt thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

Chủ động các giải pháp thúc đẩy sản xuất

Bộ Công Thương cho biết, để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tháng 6 và những tháng tiếp theo, cần bám sát tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn quốc, trong các khu, cụm công nghiệp, đảm bảo vừa thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 vừa phát triển sản xuất, kinh doanh.

Đồng thời, Bộ cũng đề xuất các chính sách để ưu đãi phù hợp, đặc biệt đối với ngành dệt may, da giày điện tử, đồ gỗ... và các ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19; có cơ chế khuyến khích sản xuất linh kiện, sản phẩm trung gian trong nước thay thế nhập khẩu.

Đặc biệt, chú trọng thúc đẩy tái cơ cấu trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Trong đó, xác định trọng tâm là khu vực công nghiệp hỗ trợ và ngay từ bây giờ cần tập trung tái cơ cấu các chuỗi liên kết để phục vụ cho sản xuất công nghiệp theo hướng bền vững hơn với một số đối tác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... tránh phụ thuộc quá lớn vào một hoặc một số ít đối tác hoặc thị trường.

Bên cạnh đó, Bộ chú trọng bám sát tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn quốc, trong các khu, cụm công nghiệp, đảm bảo vừa thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 vừa phát triển sản xuất, kinh doanh. Tổ chức hướng dẫn các Sở Công Thương, các khu, cụm công nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh theo từng cấp độ trong bối cảnh dịch bệnh covid 19 tiếp tục diễn biến phức tạp, có các giải pháp cụ thể để tái khởi động lại hoạt động của các nhà máy, doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí an toàn. “Tổ chức hướng dẫn các Sở Công Thương, các khu, cụm công nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh theo từng cấp độ trong bối cảnh dịch bệnh covid 19 tiếp tục diễn biến phức tạp, có các giải pháp cụ thể để tái khởi động lại hoạt động của các nhà máy, doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí an toàn”- Báo cáo Bộ Công Thương đưa ra giải pháp.

Ngoài ra, từng cơ sở công nghiệp phải tự đánh giá sự an toàn của cơ sở và xây dựng tốt phương án duy trì sản xuất theo từng cấp độ, thực hiện các giải pháp bảo đảm phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo sản xuất an toàn không để ngưng trệ, đứt gãy chuỗi sản xuất.

Theo Bộ Công Thương, toàn ngành bám sát kịch bản tăng trưởng và các chỉ tiêu kế hoạch của ngành Công Thương được Quốc hội và Chính phủ giao năm 2021, tập trung triển khai các nhiệm vụ theo đúng tiến độ tại Chương trình công tác, Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, tổ chức thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

相关内容
推荐内容