DÁM NGHĨ,ỏasaacutengvẻđẹpnữnhan dinh celta vigo DÁM LÀM, DÁM DẤN THÂN Năng động, thông minh, có rất nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề in ấn, quảng cáo và tổ chức sự kiện. Đó là những ưu điểm hội tụ ở nữ CEO Nguyễn Thị Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Quảng cáo Nguyễn Anh, phường Phú Đức, thị xã Bình Long. CEO Nguyễn Thị Hoa luôn năng động, dám nghĩ, dám làm, thành công để chia sẻ nhiều hơn cho cộng đồng Dịch Covid-19 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng khiến doanh nghiệp của chị sụt giảm nhiều khách hàng và các công trình thiết kế so với các năm trước. Chị Hoa bày tỏ quan điểm: “Doanh nghiệp cũng giống như một con thuyền, nếu gặp sóng lớn mà chỉ ngồi yên, thì có thể bị sóng nhấn chìm hoặc bị tụt lại phía sau”. Để giữ vững thương hiệu với ngành nghề in ấn, tổ chức sự kiện, ngoài đặt chữ tín - tâm - tầm lên hàng đầu, chị còn tăng cường chuyển đổi số và tìm kiếm thị trường mới để vượt sóng. Song song với mô hình kinh doanh, phát triển kinh tế tại địa phương, chị Hoa còn nhạy bén, mạnh dạn thử sức với mô kinh tế nông nghiệp xanh ở xã Thanh Phú và mô hình du lịch sinh thái mang tên Ngũ Chỉ Sơn Trekking ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Với phong cách thiên nhiên, thân thiện, trong năm 2023, khu du lịch Ngũ Chỉ Sơn Trekking đã kịp đón hàng trăm đoàn du khách trong nước và quốc tế đến thăm quan và nghỉ dưỡng. “Tôi tự hào khi nét hoang sơ của vùng đất này được chấm vẽ thêm nét gợi cảm, thu hút. Tôi vui mừng vì đã hướng dẫn được cho người Dao đỏ biết cách làm du lịch thân thiện. Tôi thiết kế phòng trưng bày các sản vật đặc trưng của Bình Phước như: điều, tiêu, cà phê... được nhiều du khách quốc tế đến thưởng thức và khen ngợi” - nữ CEO Nguyễn Thị Hoa nói. CEO Nguyễn Thị Hoa hướng dẫn nhân viên tăng cường chuyển đổi số để tìm kiếm thị trường mới Thành công của CEO Nguyễn Thị Hoa đã được đền đáp xứng đáng, không chỉ là những con số kinh tế mà còn phải kể đến sức lan tỏa giá trị tích cực cho cộng đồng. Chị hiện là mẹ đỡ đầu cho 3 trẻ mồ côi, bảo trợ cho 6 học sinh nghèo, là địa chỉ nhân đạo cho cho nhiều phụ nữ khuyết tật, hỗ trợ định kỳ hàng tháng cho 30 người cao tuổi, đóng góp nhu yếu phẩm cho bếp ăn tình thương ở bệnh viện thị xã Bình Long và là nhà hảo tâm đồng hành cùng chương trình chắp cánh ước mơ của BPTV xuyên suốt nhiều năm qua.
HẾT LÒNG VÌ CÔNG NHÂN NGHÈO Công ty TNHH MTV Phương Hậu, xã Lộc Phú, huyện Lộc Ninh được thành lập từ năm 2008, do chị Đặng Thị Ngọc Bích quản lý, điều hành với chuyên ngành chế biến, xuất khẩu sản phẩm mủ SVR10 và SVR 3L. Nếu như những ngày đầu thành lập, chị quay cuồng với muôn vàn khó khăn về nguồn vốn, máy móc, nhà xưởng, đối tác và công nhân. Khó khăn này chưa qua thì thị trường mủ lại một lần nữa rơi vào cảnh rớt giá chạm đáy, do tác động của khủng hoảng kinh tế. Ngay lúc này chị Bích xác định kinh doanh mua bán có lúc lời lúc lỗ, nhưng công nhân thì không thể bỏ rơi lúc này. Dù khó khăn đến mấy cũng phải duy trì công việc, thu nhập, chế độ lương, thưởng đầy đủ cho công nhân. CEO Đặng Thị Ngọc Bích kinh doanh với phương châm “Chậm mà chắc”, “Chất lượng đi liền với thương hiệu” Chiếm đến 70% công nhân lao động là đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương, trình độ học vấn chưa cao, thế nên để đào tạo được những người thợ lành nghề, có thể sử dụng tốt các dây chuyền sản xuất hiện đại là điều không dễ dàng đối với chủ doanh nghiệp Ngọc Bích. Ngoài kế hoạch sản xuất kinh doanh, chị đã không ngừng cải tiến, đào tạo nâng cao tay nghề, đặc biệt hơn cả là quan tâm, chăm lo đời sống cho công nhân. “Sự chỉ bảo, yêu thương, đùm bọc của cô chủ đã giúp anh chị em công nhân chúng tôi yên tâm, đồng lòng làm việc và tích cực cải thiện chất lượng sản phẩm”, anh Lâm On, công nhân Công ty TNHH MTV Phương Hậu nói. Với bản lĩnh quyết đoán trên thị trường và hết lòng đối đãi với công nhân, chị Bích đã dần chèo lái con thuyền doanh nghiệp mạnh mẽ vượt qua những cản trở, khó khăn. Sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao về chất lượng, mẫu mã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trên thị trường. Hoạt động của nhà máy đã góp phần tiêu thụ mủ cao su tiểu điền của các hộ dân trên địa bàn và tạo việc làm ổn định cho hơn 200 công nhân, người lao động địa phương, với mức thu nhập bình quân từ 6-10 triệu đồng/người/tháng. Những mái ấm hỗ trợ cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, những suất quà hỗ trợ kịp thời cho người lao động khi bệnh đau cùng hàng trăm triệu đồng cho công tác an sinh xã hội, với chị Bích, những gì tốt đẹp cho đi sẽ nhận về niềm hạnh phúc giản dị mà chân thành nhất. CEO Đặng Thị Ngọc Bích luôn kịp thời động viên công nhân, người lao động tại các dây chuyền chế biến mủ xuất khẩu Được xem là “phái yếu”, nhưng nhờ dám nghĩ, dám làm, dám ước mơ lớn, sẵn sàng vượt qua vùng an toàn... doanh nhân Nguyễn Thị Hoa, doanh nhân Đặng Thị Ngọc Bích và nhiều nữ doanh nhân khác đã vượt khó, xây dựng thương hiệu, trao gửi giá trị nhân văn cho cộng đồng và trực tiếp mang nhiều sản phẩm bản địa ra thị trường trong nước và quốc tế. Chìa khóa thành công từ các chị tiếp tục sẽ là nguồn cảm hứng, là năng lượng tích cực cho phong trào khởi nghiệp theo mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030. Thực hiện: Thu Hiền |