您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【nhận định malaysia】Hội nghị Thượng đỉnh BRICS chú trọng hợp tác kinh tế nội khối 正文

【nhận định malaysia】Hội nghị Thượng đỉnh BRICS chú trọng hợp tác kinh tế nội khối

时间:2025-01-24 23:17:34 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 8 diễn ra tại bang Goa của Ấn Độ trong hai ngày 15 và 16-10. Với nhận định malaysia

hoi nghi thuong dinh brics chu trong hop tac kinh te noi khoi

Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 8 diễn ra tại bang Goa của Ấn Độ trong hai ngày 15 và 16-10.

Với vai trò Chủ tịch BRICS năm nay,ộinghịThượngđỉnhBRICSchútrọnghợptáckinhtếnộikhốnhận định malaysia Ấn Độ đã đề ra chủ đề “Xây dựng các giải pháp phản ứng nhanh, nhiều thành phần tham gia và mang tính tập thể”. Trong hai ngày hội nghị, các nhà lãnh đạo BRICS tiến hành thảo luận về những triển vọng và thách thức đối với tăng trưởng toàn cầu, vai trò của BRICS trong việc dẫn dắt sự tăng trưởng toàn cầu, hợp tác trong BRICS, cũng như các vấn đề toàn cầu và khu vực khác. Hội nghị thu hút sự quan tâm của dư luận trong bối cảnh các cường quốc kinh tế đang trỗi dậy phải đối mặt với rất nhiều bất đồng sâu sắc, đặc biệt là giữa Trung Quốc với các nước công nghiệp hóa yếu hơn.

Khối BRICS bao gồm năm nước là Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi với Tổng sản phẩm nội khối (GDP) khoảng 16.000 tỷ USD, tương đương 30% GDP toàn thế giới. Mới đầu, BRICS bao gồm bốn nước Nga-Trung-Ấn-Brazil (Nam Phi gia nhập năm 2011), được lập ra vào năm 2009, với mục tiêu đối trọng về kinh tế và chính trị với phương Tây. Tuy nhiên, tình hình kinh tế của nhóm nước này được đánh giá là không khả quan.

Nga trong hai năm trở lại đây đang rơi vào suy thoái mạnh, do bị phương Tây trừng phạt liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine, và giá dầu sụt mạnh. Còn Brazil vừa trải qua cơn khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ thập niên 1930. Trung Quốc cũng chứng kiến đà giảm tốc kinh tế xuống mức thấp nhất trong vòng 25 năm. Ấn Độ đang gặp khó khăn khi phải tạo thêm 1 triệu việc làm mới mỗi tháng, do có rất nhiều thanh niên mới bước vào độ tuổi lao động.

Ấn Độ, Nam Phi, Nga và Brazil đều rất quan ngại trước áp lực của Trung Quốc muốn các nước trong khối mở rộng cửa thị trường. Tham vọng của Bắc Kinh khiến các nước còn lại lo sợ hàng giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập thị trường, trong bối cảnh thâm hụt thương mại với Trung Quốc đã rất lớn. Bộ trưởng Thương mại Nam Phi Rob Davies khẳng định việc áp dụng tức thời thỏa thuận tự do thương mại (FTA) BRICS sẽ khiến khối này bị phân thành nhóm các nước công nghiệp hóa mạnh hơn và các nước yếu hơn.

Ngoài một dự án lớn của toàn khối rất khó có cơ hội thực thi, các thành viên sử dụng thượng đỉnh BRICS lần này để bàn về một số vấn đề gần gũi hơn, như kế hoạch xây dựng một cơ quan thẩm định tài chính của khối, nhằm đối trọng với các cơ quan thẩm định tài chính hiện có, bị coi là thiên vị các nền kinh tế phương Tây. Nhóm cũng có kế hoạch thành lập một cơ quan tư vấn để hậu thuẫn cho các đối thoại quốc tế về tài chính. Một số mục tiêu nằm trong tầm tay khác như việc giảm nhẹ các quy định về thị thực đối với các chủ doanh nghiệp và khuyến khích đầu tư từ Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực các dự án cơ sở hạ tầng.

Thành công đáng kể nhất cho đến nay của BRICS là cho ra đời được Ngân hàng Phát triển mới (NDB), để đối trọng với Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). NDB đã thông qua loạt tín dụng đầu tiên, với tổng trị giá khoảng 900 triệu USD, cho các dự án năng lượng tái tạo tại 5 quốc gia thành viên.

Bên cạnh hợp tác kinh tế, thương mại, BRICS cũng còn bàn thảo về một số vấn đề an ninh khu vực và quốc tế. Sự khác biệt rất lớn giữa “các nước độc tài” – Nga và Trung Quốc cùng “các nước dân chủ” - Ấn Độ, Nam Phi, Brazil, khiến khối BRICS rất khó đạt đồng thuận trong các hồ sơ gai góc như “chiến tranh Syria hay Biển Đông”. Song song với thượng đỉnh BRICS, một thượng đỉnh khác của nhóm BIMSTEC bao gồm các quốc gia ven vịnh Bengal cũng được tổ chức tại Goa. Cũng trong dịp này, ba thành viên - Ấn Độ, Brazil, Nam Phi - tìm cách siết chặt hợp tác qua Diễn đàn Đối thoại ba nước Ấn Độ, Brazil và Nam Phi (IBSA), được thành lập từ năm 2003.