【hướng dẫn đọc kèo bóng đá】Kiểm toán dự án PPP để tránh xung đột

时间:2025-01-09 10:55:24 来源:88Point
TS. Lê Đình Thăng,ểmtoándựánPPPđểtránhxungđộhướng dẫn đọc kèo bóng đá Kiểm toán trưởng Chuyên ngành III, Kiểm toán Nhà nước.

Vì sao lại có xung đột trong dự ánPPP, thưa ông?

Đầu tư PPP để xây dựng công trình công, cung cấp dịch vụ công sử dụng nguồn vốn tư nhân, vốn Nhà nước (nếu có) cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Như vậy, 2 chủ thể này có sự mâu thuẫn với nhau, vì Nhà nước bao giờ cũng muốn trả giá thấp nhất, nhưng dịch vụ phải tốt nhất, còn nhà đầu tưmuốn bỏ ra số vốn thấp nhất, nhưng phải thu lợi cao nhất.

Xung đột cũng nảy sinh trong dự án PPP là công trình phục vụ dịch vụ công, vì Nhà nước dù không bỏ vốn, nhưng có quyền quyết định giá (phí) dịch vụ và bao giờ cũng muốn mức phí thấp nhất, thời gian thu phí ngắn nhất. Còn doanh nghiệpdo mục đích chủ yếu khi bỏ vốn đầu tư là lợi nhuận, nên mong muốn của họ ngược với mong muốn của Nhà nước.

Vì các xung đột trên, nên cần có Kiểm toán Nhà nước để minh bạch hoá hoạt động đầu tư, chủ trương đầu tư, vận hành công trình, dự án…, bảo đảm cả Nhà nước và nhà đầu tư cùng có lợi, không dẫn đến xung đột, mới có thể thu hút tư nhân đầu tư vào các công trình, dự án phục vụ công cộng và giảm tải hoạt động đầu tư công.

Dự án PPP còn có bên thứ ba là người dân, cụ thể là người sử dụng công trình, dự án. Giữa bên thứ ba với 2 bên còn lại có xung đột không?

Thực tế đã nảy rất nhiều xung đột giữa người dân xung quanh dự án BOT giao thông với chủ đầu tư; xung đột giữa người tham gia giao thông với chủ đầu tư dự án BOT. Nhiều xung đột đã trở thành sự phản kháng của người dân với chủ dự án, dẫn đến bất ổn trong xã hội. Nhiều chủ đầu tư bị phá vỡ phương án tài chính, khiến doanh nghiệp sợ đầu tư vào BOT. Hậu quả là việc thu hút tư nhân vào các dự án PPP trở nên rất khó khăn, trong khi kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội vừa thiếu, yếu, vừa không đồng bộ, không theo kịp sự phát triển của nền kinh tế.

Nhưng khi Kiểm toán Nhà nước vào chứng minh dự án PPP, mức phí dịch vụ công và thời gian thu phí là hợp lý, thì cả Nhà nước, người sử dụng công trình PPP, doanh nghiệp, xa hơn là cả xã hội đều có lợi, do giảm được thời gian, công sức, chi phí vận chuyển…, thì xung đột sẽ không xảy ra.

Dự thảo Luật Đầu tư PPP đã có quy định về thanh, kiểm tra, giám sát chuyên ngành, thì có nhất thiết phải kiểm toán nữa không?

Đúng là Dự luật có quy định về thanh, kiểm tra chuyên ngành và giám sát của cơ quan quản lý nhà nước. Nhưng hoạt động này do cơ quan nhà nước, tức là chủ đầu tư (vì bản chất Nhà nước cũng là nhà đầu tư) thực hiện, thì người dân - người phải trả tiền để sử dụng dịch vụ công do công trình, dự án PPP đem lại, có quyền nghi ngờ mức độ khách quan.

Trong khi đó, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Tổng Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội (trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội), tức là phải chịu trách nhiệm trước cơ quan dân cử, đại diện cho quyền lợi hợp pháp của người dân, nên phải bảo đảm khách quan, trung thực.

Kể cả việc thanh, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước khách quan, trung thực, nhưng nếu không được kiểm toán từ trước khi quyết định đầu tư để chứng minh tính hiệu quả của dự án và đưa ra quyết định về sự cần thiết phải đầu tư, lựa chọn hình thức đầu tư, thì khi dự án đã triển khai xây dựng, hoàn thành, đưa vào vận hành, sẽ dẫn tới lãng phí, không hiệu quả, sử dụng không hết hiệu suất.

Theo ông, Dự thảo Luật Đầu tư PPP nên thiết kế thế nào về hoạt động kiểm toán nhà nước đối với dự án PPP?

Có 2 luồng quan điểm về nội dung này. Một bên cho rằng, Kiểm toán Nhà nước chỉ kiểm toán tài sản công, tài chính công trong dự án PPP như Dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8. Luồng quan điểm thứ hai cho rằng, bản chất dự án PPP là dự án đầu tư công, nên phải kiểm toán toàn bộ, kể cả phần đầu tư từ nguồn vốn tư nhân.

Trước 2 quan điểm trái chiều trên, được biết, Dự thảo Luật Đầu tư PPP đang được nghiên cứu và thiết kế theo hướng, trước khi ký kết hợp đồng (giữa nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền), Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán tuân thủ về quá trình chuẩn bị dự án, kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP có sử dụng tài chính công, tài sản công. Sau khi ký kết hợp đồng, Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán hoạt động (kiểm toán theo đầu ra) để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của dự án PPP...

Nếu Dự thảo Luật Đầu tư PPP được thiết kế như trên, ông thấy đã bảo đảm chưa?

Quan điểm thứ hai cũng là quan điểm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan soạn thảo Luật Đầu tư PPP và chúng tôi đánh giá rất cao quan điểm này. Tuy nhiên, về nội dung kiểm toán nhà nước dự án PPP, cần phải thiết kế lại, không nên quy định cứng nội dung nào thì kiểm toán báo cáo tài chính, nội dung nào thì kiểm toán tuân thủ, nội dung nào thì kiểm toán hoạt động. Như vậy là can thiệp quá sâu vào tính độc lập trong hoạt động kiểm toán, trong khi Hiến pháp đã quy định, Kiểm toán Nhà nước hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Ngoài ra, cần nghiên cứu, thiết kế quy định về kiểm toán quá trình hoạt động của dự án PPP để tránh trường hợp lời thì nhà đầu tư hưởng, lỗ thì đề nghị nâng giá, kéo dài thời gian thu phí, dẫn đến xung đột với người dân sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó là kiểm toán với dự án BOT hết thời gian thu phí phải chuyển giao cho Nhà nước để tránh trường hợp khi công trình bàn giao cho Nhà nước thì đã bị xuống cấp, giá trị bàn giao không như hợp đồng.

推荐内容