【7m ti so】Tác động của bao bì nhựa đến môi trường

(VTC News) -

Sự gia tăng đáng kinh ngạc về lượng bao bì nhựa trên thế giới đang đe dọa môi sinh và sức khỏe của vạn vật trên hành tinh.

Phát triển kinh tế kéo theo những thay đổi trong tiêu dùng dẫn đến lượng chất thải ngày càng nhiều. Khối lượng chất thải tiếp tục gia tăng và có xu hướng trở thành vấn đề cực kỳ đáng lo ngại trong những năm tới.

Vấn nạn của môi trường

Những năm gần đây,ácđộngcủabaobìnhựađếnmôitrườ7m ti so nhiều phương thức tiêu dùng mới xuất hiện theo xu hướng chỉ “dùng một lần”. Từ những năm 1980, bao bì nilong càng trở nên phổ biến, dần thay thế làn đi chợ và lá chuối gói hàng.

Khả năng sử dụng bao bì một lần dần chiếm lĩnh thói quen của cả người bán và người mua. Họ cho rằng đó là hiện đại, giúp tiết kiệm thời gian” - GS.TS Đặng Kim Chi - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ tài nguyên và môi trường Việt Nam - chia sẻ.

Nhựa hay chất dẻo tổng hợp có thời gian để phân hủy được các sản phẩm này hoàn toàn rất lâu.

Quy trình đóng gói hàng hóa đang sử dụng rất nhiều túi nylon.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chai nhựa cần từ 450 -1.000 năm mới phân hủy hết, ống hút nhựa và túi nilon thì phải mất từ 100 – 500 năm.

Tác động của bao bì nhựa với môi trường thường nằm ở khâu xử lý. Ở nước ta, chôn lấp là phương pháp xử lý chất thải được sử dụng rộng rãi nhất.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2021, 71% khối lượng rác được xử lý bằng chôn lấp và 13% được đốt.

Tại Hà Nội, tỷ lệ chôn lấp là 88%, đốt rác chiếm 2,7%. Phần còn lại được tái chế, ủ phân compost hoặc vứt bỏ trong môi trường tự nhiên.

Cũng theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, 80% các bãi chôn lấp hiện nay không hợp vệ sinh: không kiểm soát được nước rỉ rác, phát tán các khí gây ô nhiễm…Bên cạnh đó, nhiều bãi chôn lấp đạt đến giới hạn và cần thực hiện các dự án mở rộng kéo theo nhiều vấn đề tương tự nhu thu hồi đất, đền bù…

Đốt rác đang trở thành công nghệ được ưa chuộng hơn so với chôn lấp. Việt Nam hiện có hơn 300 cơ sở đốt rác, phần lớn được xây dựng sau năm 2016. Hầu hết đều ở các tỉnh phía Bắc.

Vấn đề của việc chôn lấp và đốt rác đều tạo ra ô nhiễm. Trong chôn lấp, rác thải phát tán chất gây ô nhiễm ra môi trường bằng cách tạo ra chất lỏng được gọi là nước rỉ rác và các loại khí. Sau khi ngấm qua các lớp chất thải, nước rỉ rác sẽ mang theo chất ô nhiễm và ngấm vào mạch nước ngầm nếu không được thu gom và xử lý.

Đốt rác có thể thu hồi được năng lượng nhưng vẫn là một công nghệ gây ô nhiễm.

Sức khỏe con người và sinh vật bị ảnh hưởng từ từ

Một con số thống kê cho thấy, ở nước ta, hàng năm ước tính có khoảng hơn 3 triệu tấn chất thải nhựa thải ra môi trường, đe doạ nghiêm trọng đến môi trường sống, sức khoẻ của con người và phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Tiến sĩ Nguyễn Thi - Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội - cho biết, ô nhiễm rác thải nhựa ở nước ta ngày càng ngày càng gia tăng. Nếu như năm 1990 mỗi người chỉ sử dụng bình quân khoảng 3,8kg/năm thì hiện nay con số này tăng lên khoảng 52kg/người/năm (tăng gấp gần 14 lần sau hơn 30 năm).

Bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/tháng, riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon.

Đây là một gánh nặng đối với môi trường và gây ra rất nhiều hệ luỵ đối với đời sống, sức khoẻ của con người”, ông Thi cảnh báo.

Trong quá trình xử lý bao bì nhựa tại bãi rác, các chuyên gia cảnh báo đây là mối nguy hiểm thực sự đối với sức khỏe của chúng ta.

Từ bãi rác, vi khuẩn xâm nhập vào nguồn nước, ảnh hưởng đến chất lượng đất và không khí. Trong nhiên nhiên, con người có thể hít phải hoặc ăn vào các chất ô nhiễm thông qua việc tiêu thụ nước, rau hoặc thịt bị ô nhiễm. Đối với người dân sống gần các khu xử lý chất thải, nguy cơ đối với sức khỏe là đặc biệt nghiêm trọng.

PGS.TS Vũ Thành Ca.

Bao bì nhựa có tác dụng rất lớn trong bảo quản sản phẩm, sạch và nhẹ. Vấn đề là chúng ta đang quá lạm dụng bao bì nhựa trong đóng gói và vận chuyển”  - PGS.TS Vũ Thành Ca, nguyên giảng viên cao cấp Khoa Môi trường, Đại học Tài nguyên và Môi trường - thông tin.

Theo chuyên gia này, khi phân hủy, sản phẩm nhựa sẽ giải phóng các phụ gia độc hại, gây độc hại cho con người và sinh vật. Ô nhiễm nhựa đặc biệt nguy hiểm ở biển, khi rất nhiều sinh vật biển và chim nước có thể nuốt nhầm nhựa, bị mắc vào lưới đánh cá và bị tác động xấu tới sức khỏe, thậm chí bị chết.

Một dạng ô nhiễm ngấm ngầm nữa chính là vi nhựa. Vi nhựa được hình thành do sự phân hủy của chất thải nhựa. Những hạt nhựa này thường quá nhỏ để có thể bị giữ lại khi qua bộ lọc của nhà máy xử lý nước thải. Cuối cùng chúng bị đẩy ra môi trường.

Theo nghiên cứu của WWF, trung bình mỗi người “nạp” 5 gam nhựa mỗi tuần, tương đương 2.000 hạt vi nhựa. Lượng nhựa này tương đương một chiếc thẻ ngân hàng. Phần lớn lượng vi nhựa này có nguồn gốc từ nước đóng chai hoặc nước máy, nhưng cũng có thể từ các loại thực phẩm như tôm, cua, bia hoặc muối ăn.

Bao bì, vật liệu nhựa sử dụng trong thương mại điện tử rất rẻ lại thuận lợi cho việc đóng gói, vận chuyển, bảo vệ sản phẩm. Theo WWF, có thể vận động, tư vấn thương nhân, doanh nghiệp cung cấp nền tảng thương mại điện tử và dịch vụ logistics có các hành động cụ thể giảm rác thải nhựa như sử dụng các bao bì, vật liệu thay thế bao bì, vật liệu nhựa, không sử dụng bao bì nhựa khi không thực sự cần thiết.

Lan Hương
Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét
下一篇:Việt Nam is an important country to Australia: diplomat