当前位置:首页 > World Cup

【kqbd psv eindhoven】Chính thức vận hành hệ thống phân tích cơ sở dữ liệu và quản lý hóa đơn điện tử

Trên 4 tỷ hóa đơn điện tử đã được phát hành

Tổng cục Thuế cho biết,ínhthứcvậnhànhhệthốngphântíchcơsởdữliệuvàquảnlýhóađơnđiệntửkqbd psv eindhoven thực hiện Luật Quản lý thuế, ngày 21/4/2022, Bộ Tài chính đã triển khai hệ thống hóa đơn điện tử (HĐĐT) trên phạm vi toàn quốc như một cam kết tích cực đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong hành trình chuyển đổi số, góp phần cùng ngành Tài chính và Chính phủ đạt được các mục tiêu quốc gia về chuyển đổi số, cải thiện môi trường kinh doanh.

Đồng thời với việc áp dụng HĐĐT, ngành Thuế đã thực hiện chủ trương lớn của Chính phủ về việc điện tử hóa, số hóa công tác quản lý thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế (NNT) thực hiện nghĩa vụ của mình đối với NSNN và tạo sự minh bạch, bình đẳng đối với môi trường kinh doanh.

Chính thức vận hành hệ thống phân tích cơ sở dữ liệu và quản lý hóa đơn điện tử
Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: TN

Việc triển khai HĐĐT là xu thế trong xã hội hiện đại và công tác triển khai đã đạt được những kết quả tích cực. Đến nay đã có trên 4 tỷ HĐĐT được phát hành.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, qua theo dõi, Tổng cục Thuế nhận thấy đã xuất hiện hiện tượng một số tổ chức, cá nhân gian lận trong việc phát hành, sử dụng HĐĐT nhằm chiếm đoạt tiền thuế.

Trước tình hình đó, Tổng cục Thuế đã triển khai Trung tâm cơ sở dữ liệu HĐĐT với chức năng phân tích dữ liệu HĐĐT, phục vụ cho công tác quản lý rủi ro về HĐĐT trong toàn ngành Thuế.

Tổng cục Thuế cho biết, Trung tâm cơ sở dữ liệu HĐĐT sẽ gồm các chức năng như: Chức năng đối chiếu giữa tờ khai thuế theo nghĩa vụ phát sinh và HĐĐT đã lập thực hiện tự động sau ngày thứ 5 kể từ ngày đến hạn nộp tờ khai. Kết quả của việc đối chiếu giữa tờ khai và hóa đơn là “danh sách NNT có số liệu chênh lệch giữa giá trị kê khai và giá trị thực tế trên hóa đơn đã lập”.

Trên cơ sở danh sách đó, cơ quan thuế quản lý thực hiện các biện pháp nghiệp vụ phù hợp (kiểm tra tại bàn, thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Trong trường hợp cần thiết có thể chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra) để thực hiện đánh giá tình hình thực hiện và tuân thủ pháp luật thuế của NNT.

Chức năng đánh giá tình hình sử dụng hóa đơn của NNT trong tháng. Theo đó, trước khi NNT thực hiện nghĩa vụ nộp tờ khai, cơ quan thuế có thể thực hiện đánh giá dữ liệu ngay sau khi kết thúc tháng gồm: thông tin liên quan đến NNT (thời gian thành lập, người đại diện theo pháp luật, có liên quan, vốn đăng ký,…); dữ liệu hóa đơn NNT đã mua vào bán ra, hoặc thực hiện so sánh đánh giá dữ liệu hóa đơn mua vào bán ra của các kỳ liền kề để có thể thấy được sự biến động tăng giảm đột biến từ đó đưa ra biện pháp quản lý kịp thời và phù hợp.

Áp dụng trí tuệ nhân tạo vào phân tích, quản lý hóa đơn

Lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết, việc áp dụng phân tích nâng cao trong công tác quản lý hóa đơn là cấp thiết, bởi khi công nghệ trí tuệ nhân tạo được áp dụng vào việc phân tích ngôn ngữ tự nhiên, xác định các hóa đơn mua bán cùng loại hàng hóa, từ đó xác định hóa đơn có giá mua bán bất thường.

Hàng tỷ hóa đơn với đa dạng các hàng hóa, dịch vụ khác nhau. Khi cần tập trung kiểm soát những hàng hóa trọng điểm rủi ro, công cụ sẽ giúp cơ quan thuế lọc được những hóa đơn mua bán mặt hàng trọng điểm để phân tích chuyên sâu.

Chính thức vận hành hệ thống phân tích cơ sở dữ liệu và quản lý hóa đơn điện tử
Ban lãnh đạo Tổng cục Thuế tặng hoa Ban quản lý rủi ro hoàn thiện đưa vào vận hành Trung tâm cơ sở dữ liệu quản lý hóa đơn điện tử. Ảnh: TN

Nhiều trường hợp gian lận hoàn thuế qua xuất khẩu đã nâng khống giá hàng hóa xuất khẩu gấp hàng chục lần. Kiểm soát giá bất thường giúp sàng lọc các trường hợp cần giám sát, giúp ngăn chặn kịp thời gian lận hoàn thuế.

Đồng thời, việc áp dụng phân tích nâng cao trong công tác quản lý hóa đơn cũng sẽ xác định chuỗi DN có phát sinh giao dịch mua bán. Lãnh đạo Tổng cục Thuế cho rằng, với công nghệ mạng Bayes, hệ thống thiết lập được chuỗi các DN có phát sinh giao dịch mua bán.

Từ xâu chuỗi các DN có giao dịch mua bán cùng loại mặt hàng, giúp cho cơ quan thuế truy được nguồn gốc của hàng hóa và giá trị gia tăng giữa các khâu.

Trên cơ sở phân tích chuỗi, tìm những chuỗi có đặc điểm bất thường như chuỗi có nút đầu và nút cuối trùng nhau; chuỗi chỉ có mua, không có bán; chuỗi có nhiều DN bỏ địa điểm kinh doanh… để tìm ra đầu mối nghi ngờ có hành vi mua bán hóa đơn bất hợp pháp. Từ đó xác định chuỗi cần phân tích chi tiết, xác định các giao dịch trong chuỗi cần phân tích chuyên sâu, kết quả có thể bổ sung vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra.

Kết hợp phân tích chuỗi mua bán mặt hàng rủi ro, DN ở cuối chuỗi có đề nghị hoàn lớn để phát hiện các trường hợp nghi ngờ gian lận hoàn thuế.

Theo quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, với việc thành lập Trung tâm cơ sở dữ liệu HĐĐT giúp cơ quan thuế đẩy mạnh áp dụng phân tích dữ liệu lớn (big data) và trí tuệ nhân tạo (AI) để quản lý thuế, quản lý hóa đơn góp phần kiểm soát, phát hiện nhanh người nộp thuế gian lận về hóa đơn.

Đồng thời, việc chính thức đưa vào vận hành, triển khai “Hệ thống phân tích cơ sở dữ liệu và quản lý HĐĐT”, cơ quan thuế các cấp sẽ tập trung thực hiện rà soát, phân tích để kịp thời phát hiện các dấu hiệu rủi ro trong việc phát hành HĐĐT, giúp ngăn ngừa, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về hóa đơn chứng từ nói riêng và về thuế nói chung góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế cũng như tạo môi trường kinh doanh lành mạnh bình đẳng cho cộng đồng DN và NNT.

Lãnh đạo Tổng cục Thuế giao Vụ Tuyên truyền hỗ trợ, văn phòng và các cục thuế địa phương cần tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền về việc đưa vào vận hành, triển khai hệ thống phân tích cơ sở dữ liệu và quản lý hóa đơn điện tử, đặc biệt là đẩy mạnh truyền thông, công khai những DN vi phạm nhằm cảnh báo, tạo tính răn đe mạnh mẽ tới các doanh nghiệp, NNT, góp phần ngăn chặn, phòng ngừa việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp từ sớm, từ xa.

Bên cạnh đó, ngành Thuế tiếp tục thực hiện tuyên truyền cảnh báo đến các DN nhằm ngăn chặn, phòng ngừa việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp từ sớm, từ xa; chủ động triển khai các biện pháp nghiệp vụ và tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác quản lý HĐĐT.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành yêu cầu các vụ/đơn vị thuộc Tổng cục Thuế cũng như các cục thuế, chi cục thuế phải phối hợp chặt chẽ trong quá trình vận hành, sử dụng hệ thống.

Cụ thể ông Mai Xuân Thành giao Ban Quản lý rủi ro và Cục Công nghệ thông tin có trách nhiệm tổ chức vận hành thông suốt, thường xuyên giám sát, đảm bảo hệ thống phân tích cơ sở dữ liệu và quản lý hóa đơn điện tử hoạt động ổn định, thông suốt, liên tục, thường xuyên cập nhật dữ liệu mới nhất, phục vụ hiệu quả, kịp thời công tác phân tích dữ liệu rủi ro trong toàn ngành.

Người đứng đầu ngành Thuế cũng giao Ban Quản lý rủi ro phối hợp với các vụ, đơn vị (đặc biệt là Cục Thanh tra, kiểm tra, Cục Công nghệ thông tin...) và các cục thuế địa phương tiếp tục tập trung nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm qua quá trình triển khai thực tế tại các địa phương; đồng thời trên cơ sở các phương pháp phân tích dữ liệu lớn đã thực hiện trong thời gian qua để phát triển, nâng cấp các chức năng phân tích, xử lý tự động, phát hiện nhanh các dấu hiệu, giao dịch bất thường; truy vết, xác định các chuỗi mua bán hóa đơn, gian lận hoàn thuế GTGT để áp dụng, triển khai trong toàn ngành.

Đồng thời, tập hợp kết quả xử lý của cơ quan thuế các cấp trong công tác quản lý hóa đơn điện tử để có đánh giá về hiệu quả thực hiện, phát hiện những tồn tại, bất cập trong việc quản lý và sử dụng hóa đơn của NNT, từ đó tiếp tục hoàn thiện ứng dụng cũng như đề xuất, hoàn thiện cơ chế chính sách, đáp ứng tốt nhất yêu cầu quản lý./.

分享到: