【lịch thi đấu bóng đá đan mạch】Hấp dẫn cổ phiếu ngành Dược

[Cúp C2] 时间:2025-01-10 16:50:30 来源:88Point 作者:La liga 点击:71次

Động lực nào cho cổ phiếu ngành Dược tăng trưởng?ấpdẫncổphiếungànhDượlịch thi đấu bóng đá đan mạch

Theo ông Đặng Trần Hải Đăng, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, CtyCP Chứng khoán Công thương Việt Nam (VietinbankSc), tiềm năng tăng trưởng của ngành Dược là rất lớn, bởi thuốc là nhu cầu thiết yếu đối với tất cả người dân. Theo dự báo, ngành Dược sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng hai chữ số trong giai đoạn 5 năm tới, với khoảng 11,8%.

Những triển vọng tích cực này cũng đã được phản ánh vào diễn biến cổ phiếu ngành Dược trong giai đoạn vừa qua, khi nhóm cổ phiếu này luôn thuộc top những ngành đạt mức tăng tốt nhất. Cổ phiếu ngành Dược có mức tăng trưởng ấn tượng hơn so với VN-Index cũng như những ngành nghề khác. Tính chung 12 tháng trở lại đây, cổ phiếu ngành Dược đạt mức tăng xấp xỉ 70%.

Theo ông Đăng, hoạt động kinh doanh cốt lõi phát triển bền vững là một trong những động lực chính giúp cổ phiếu ngành Dược đạt và duy trì mức tăng trưởng cao, ổn định.

Do tính chất đặc thù của ngành yêu cầu cao cả về năng lực quản lý cũng như năng lực chuyên môn, nên hầu hết các doanh nghiệp (DN) trong ngành đều tập trung phát triển hoạt động kinh doanh cốt lõi. Do đó, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành 9 tháng đầu năm 2016 cùng với biến động giá cổ phiếu cùng giai đoạn. Cụ thể, có tới 93,75% DN ghi nhận tăng trưởng doanh thu, 75% ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận sau thuế và 100% các DN ghi nhận tăng trưởng về giá cổ phiếu.

Một yếu tố khác theo ông Đăng cũng có tác động khá lớn lên diễn biến giá của cổ phiếu ngành Dược, đó là kỳ vọng nhà đầu tư vào những điểm mới của Luật Dược sửa đổi đã được thông qua (có hiệu lực từ 1/1/2017). Những điểm mới trong Luật này được kỳ vọng là sẽ đem lại cơ hội mới cho doanh nghiệp ngành Dược, qua đó hỗ trợ tăng trưởng giá của cổ phiếu ngành.

Cơ hội đầu tư cổ phiếu ngành Dược vẫn hấp dẫn

Ông Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, ngành Dược Việt Nam phát triển nhanh nhất châu Á, đứng thứ 17/175 các quốc gia trên thế giới (theo BMI) với tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2010-2015 là 17-20%. Đến năm 2017, tốc độ phát triển thị trường vẫn được dự đoán sẽ cao hơn 17%. Khoảng 4,2 tỷ USD dược phẩm đã được tiêu thụ năm 2015, theo đó tiêu thụ bình quân đầu người ở mức 40 USD, gấp đôi năm 2010. Điều này chủ yếu là do sự gia tăng tầng lớp thu nhập cao và sự mở rộng BHYT toàn dân. Tuy nhiên, sản lượng thuốc sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu (2015), còn lại phải nhập khẩu. Giá trị nhập khẩu tăng 16%/năm.

Về mặt năng lực sản xuất, tính tới năm 2015 cả nước có khoảng 150 nhà máy đạt WHO-GMP, 3 nhà máy nội địa ((Savipharm, Stada và Pymepharco) và các nhà máy FDI (Sanofi, Nipro …) đạt PIC/S-GMP, EU-GMP. Hiện các doanh nghiệp dược cũng đang đẩy mạnh đầu tư các nhà máy mới theo tiêu chuẩn PIC/S GMP, EU GMP…

Về thu hút đầu tư nước ngoài, tính đến năm 2015, ngành Dược phẩm đã thu hút được hơn 40 dự án FDI với tổng giá trị là 650 triệu USD. Các dự án nổi bật gần đây có thể kể đến Sanofi 80 triệu USD, Nipro 250 triệu USD… Ngoài ra, các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia và công ty nước ngoài cũng đang đẩy mạnh mua cổ phần các công ty dược Việt Nam.

Ông Đặng Trần Hải Đăng khẳng định, cơ hội đầu tư vào cổ phiếu ngành Dược là rất hấp dẫn và khả quan.

Theo vị chuyên gia này, một cổ phiếu Dược hấp dẫn sẽ được xác định bởi 3 tiêu chí chính là: Năng lực tài chính lành mạnh; có thương hiệu và kinh nghiệm lâu năm trên thị trường; tiềm năng tăng trưởng lớn.

“Nhà đầu tư nên quan tâm đến cổ phiếu ngành Dược thuộc Top 10 Công ty Dược Việt Nam uy tín 2016. Đây là những công ty có năng lực tài chính ổn định, có kinh nghiệm lâu năm và tiềm năng tăng trưởng, đồng thời được đánh giá cao về chất lượng dược phẩm và dịch vụ phân phối trong năm 2015 – 2016”, ông Đăng khuyến nghị./.

D.T

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接