当前位置:首页 > Cúp C1 > 【ket quả .net】GS. Trần Văn Thọ: Việt Nam không nên để mất thời cơ lần thứ ba

【ket quả .net】GS. Trần Văn Thọ: Việt Nam không nên để mất thời cơ lần thứ ba

2025-01-25 18:02:46 [Cúp C1] 来源:88Point

Cuối năm 1975,ầnVănThọViệtNamkhôngnênđểmấtthờicơlầnthứket quả .net các tuần báo ở Nhật phát hành các số đặc biệt đón xuân 1976. Tôi ấn tượng nhất là hình bìa của tạp chí Economisuto đăng chân dung của 7-8 nhà lãnh đạo đương thời trên thế giới. Báo có phụ chú và ra câu đố cho độc giả, đại khái như sau:

"Đây là những nhà lãnh đạo mà hành động và phát ngôn của họ sẽ làm thay đổi thế giới trong giai đoạn mới. Độc giả nào biết hết tên tuổi của họ thì có thể được xem là người thông thái với thời sự chính trị kinh tế thế giới". Phía bên trong có giải thích về từng người được chọn in trên bìa.

Dĩ nhiên những hình được chọn có tổng thống Mỹ, Pháp, có Thủ tướng Nhật, Anh,…. Nhưng tôi vô cùng ngạc nhiên và rất tự hào thì thấy có Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong số đó.

Biểu tượng này nói lên uy tín và kỳ vọng về một nươc Việt Nam mới sau khi có hòa bình và thống nhất đất nước. Hồi đó dân số Việt Nam khoảng 47 triệu, chỉ là một nước nông nghiệp năng suất thấp và mới vừa ra khỏi chiến tranh.

Nhưng tiềm năng con người, ý chí vượt khó của người Việt Nam, tài tổ chức, lãnh đạo của những người cầm quyền, vị trí địa chính trị, v,.v, cho thấy triển vọng một nước Việt Nam tầm cỡ xuất hiện ở Á châu trong một tương lai không xa.

Nhưng rất tiếc ta đã chọn chiến lược, chính sách sai và để mất thời cơ, đất nước lâm vào nguy cơ suốt hơn một thập niên sau đó.

Cuối năm 1986, Việt Nam đã đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường và tích cực mở cửa. Nhưng sự khó khăn của giai đoạn chuyển tiếp cộng với hoàn cảnh quốc tế không thuận lợi, Việt Nam phải mất thêm 6-7 năm nữa mới được thế giới chú ý.

Giữa thập niên 1990, lần thứ hai sau ngày 30-4-1975, Việt Nam lại trở thành một vì sao đang lên trên bầu trời Á châu. Kinh tế đã ra khỏi khủng hoảng, tình hình khu vực và quốc tế vô cùng thuận lợi (các nước tiên tiến và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới nối lại viện trợ, bình thường hóa quan hệ với Mỹ, gia nhập ASEAN,…).

 Sản xuất tại một doanh nghiệp FDI tại Việt Nam - Ảnh: TL

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读