您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kết quả cup quốc gia】Một nhiệm kỳ “thuận thiên” 正文

【kết quả cup quốc gia】Một nhiệm kỳ “thuận thiên”

时间:2025-01-09 23:39:57 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Ảnh minh họaVà nhiệm kỳ 2016 - 2020 đã thực sự là một thời kỳ rực rỡ trong phát triển nông nghiệp cũ kết quả cup quốc gia

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Và nhiệm kỳ 2016 - 2020 đã thực sự là một thời kỳ rực rỡ trong phát triển nông nghiệp cũng như đất nước,ộtnhiệmkỳthuậnthiêkết quả cup quốc gia bất chấp những thách thức lớn chưa từng có ập đến.

Bước vào năm đầu tiên của nhiệm kỳ, năm 2016, hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt nhất lịch sử tấn công đồng bằng sông Cửu Long, nơi chiếm 95% sản lượng lúa xuất khẩu, 65% sản lượng rau quả, 70% thủy sản. Lần đầu tiên vùng đất “Chín rồng” giảm 1 triệu tấn lương thực, 1 triệu người thiếu nước sinh hoạt, 402.000ha lúa bị ảnh hưởng giảm năng suất do hạn mặn nghiêm trọng…

Kết quả là lần đầu tiên ngành Nông nghiệp tăng trưởng âm 0,18% trong 6 tháng đầu năm 2016. Tính cả năm 2016 cũng chỉ tăng trưởng được 1,2%, mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua. Thế nhưng, chỉ trong một thời gian rất ngắn, tăng trưởng không chỉ chuyển dấu từ âm sang dương mà còn chuyển dấu ngoạn mục. Đến quý I/2017, giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (khu vực I) đã đạt 2,03% so cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, ngành thủy sản đạt được mức tăng khá tốt so với cùng kỳ, với mức tăng lên tới 3,5%. Đến năm 2018, tăng trưởng nông nghiệp đạt mức tăng cao nhất trong vòng 2 thập kỷ qua. Năm 2020, cùng với sự hoành hành của thiên tai còn là dịch bệnh dữ dằn nhất trong vòng một trăm năm qua, nông nghiệp vẫn giữ vững đà tăng trưởng.

Từ đầu nhiệm kỳ, (tháng 4/2016) đến nay, Chính phủ đã trình Quốc hội khóa 14 thông qua 6 luật về lĩnh vực nông nghiệp, trong khi trong cả 13 nhiệm kỳ Quốc hội trước, số luật được thông qua cho ngành Nông nghiệp chỉ là 9. Có thời điểm, chỉ trong một tháng, Chính phủ ban hành 3 nghị định đồng loạt triển khai nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đào tạo nghề, phát triển thủy sản, bảo hiểm nông nghiệp, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông thôn, nhất là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... Đó là các Nghị định số 52/2018/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn, số 57/2018/NĐ-CP về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và số 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiều lần chủ trì các hội nghị với quy mô rất lớn trên toàn quốc về thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn như hội nghị xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam (2016); giải pháp phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long (2017); hội nghị phát triển ngành tôm Việt Nam (2017); diễn đàn phát triển thị trường cho ngành rau - củ - quả và giải pháp phát triển hệ thống logistics phục vụ nông nghiệp - nông thôn (2017)…

Người đứng đầu Chính phủ cũng liên tiếp đối thoại với nông dân Việt Nam về các vấn đề nông nghiệp, nông thôn trong 3 năm 2018, 2019, 2020, đặc biệt là năm 2020, giữa bối cảnh căng mình chiến đấu với đại dịch Covid- 19, Thủ tướng vẫn không để lỡ cuộc đối thoại này. Theo nhẩm tính của ngành Nông nghiệp, hàng năm, Thủ tướng trực tiếp chủ trì từ 15 đến 17 hội nghị của ngành.

“Có một điều làm tôi hết sức phấn khởi và cảm động”. Đó là bất chấp diễn biến đầy khó khăn, bất lợi cho sự phát triển của ngành Nông nghiệp như thiên tai, xâm nhập mặn, cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia tác động đến Việt Nam… Tất cả các hội nghị nông nghiệp mà tôi và một số đồng chí lãnh đạo khác cùng chủ trì đều có không khí vô cùng sôi nổi, lạc quan. Ai ai cũng tràn đầy nhiệt huyết” – Thủ tướng tâm sự.

Chính phủ thể hiện rõ tham vọng đưa ngành Nông nghiệp Việt là trung tâm chế biến sâu của nông nghiệp thế giới, là một trong 15 nước phát triển nhất thế giới vào năm 2030, trong đó ngành chế biến nông sản đứng trong số 10 nước hàng đầu thế giới. Chia sẻ mỗi khi nghĩ về lĩnh vực nông nghiệp là như luôn nghe được câu hát “mà trong nắng trong mưa, lúa vẫn lên xanh tốt”, Thủ tướng khẳng định đưa nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ để cả nền kinh tế cùng tăng trưởng, đời sống người dân ngày càng được cải thiện và đất nước ngày càng phồn thịnh. Đó cũng là triết lý căn bản của “hợp ý trời”.

Đoàn Trần