Theưaquantâmđếnđổimớicôngnghệket qua club americao các diễn giả, trong tình hình kinh tế khó khăn, việc đổi mới quản lý, công nghệ để nâng cao năng suất chất lượng đang là đòi hỏi sống còn nhằm tăng khả năng cạnh tranh của DN. Tuy nhiên, DN Việt Nam vẫn lạc hậu và chậm đổi mới so với các nước.
Theo Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ Khoa học – Công nghệ), hiện Việt Nam đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) khoảng 0,7% GDP (tương đương khoảng 700 triệu USD, trong đó từ Chính phủ chiếm 70%).
Phần lớn DN sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2-3 thế hệ. Tỉ lệ đầu tư đổi mới công nghệ của các DN Việt Nam chỉ đạt dưới 0,05% doanh thu. Trong khi đó, tỉ lệ đầu tư cho R&D/GDP tại một số quốc gia khác cao hơn rất nhiều: 3,57% tại Hàn Quốc; 1,7% tại Trung Quốc (năm 2009); 0,76% (năm 2007) tại Ấn Độ. Nhìn nhận từ thực tế kinh doanh của DN Việt Nam, không ít chuyên gia cho rằng, sản xuất của Việt Nam chưa ứng dụng vào công nghệ hiện đại mà chủ yếu là khai thác tài nguyên.
Là một thành phố đầu tàu cả nước về kinh tế song chất lượng tăng trường kinh tế của TP.HCM còn thấp. Tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn ít phụ thuộc vào tri thức, chất lượng quản lý, khoa học công nghệ…
Qua khảo sát của cơ quan chức năng ở 900 DN sản xuất đang hoạt động trên địa bàn thành phố thì tỷ lệ các máy móc, thiết bị chính đang sử dụng có trình độ công nghệ trung bình và lạc hậu chiếm tới gần 90% (ở các DN liên doanh nước ngoài là 55%). Trong các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp các máy móc, thiết bị sản xuất hầu như rất ít được thay mới.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì trình độ công nghệ dệt sợi của DN thành phố mới chỉ đạt ở mức trung bình khá của thế giới. Công nghệ giấy, may, nhựa, sữa chỉ đạt mức trung bình. Còn công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm và công nghệ cơ khí - chế tạo nằm ở mức thấp kém, lạc hậu so với thế giới. Do đó, sản phẩm làm ra thiếu sức cạnh tranh cả về giá cả lẫn chất lượng.
Bà Lê Lan Anh, Phó Chi cục trưởng Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng TP.HCM cho rằng, nhiều DN còn e ngại trong đổi mới công nghệ vì cho rằng nâng cao năng suất chất lượng cần phải có nhiều nguồn lực, đặc biệt là vốn. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho các DN Việt Nam chậm đổi mới công nghệ cũng như đổi mới quản lý DN.
Nhằm giúp DN tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam đã tổ chức giải thưởng chất lượng quốc gia với mong muốn DN thực hiện cuộc “cách mạng” đổi mới thông qua việc khuyến khích các DN triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008. Tuy nhiên, từ năm 1996 – 2012 cả nước chỉ có gần 1.500 DN đạt giải thưởng chất lượng quốc gia, trong đó, TP.HCM chỉ có 95 DN đạt tỷ lệ 6,5%. Hầu hết DN không mặn mà với phong trào năng suất chất lượng vì kinh phí hỗ trợ cho DN rất hạn chế.
Theo ông Phạm Minh Tân, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TP. HCM, hưởng ứng thập niên chất lượng lần thứ hai (2006-2015), TP.HCM đã liên tục triển khai các chính sách và chương trình hỗ trợ cụ thể nhằm giúp các DN áp dụng các tiêu chuẩn năng suất chất lượng. Theo đó, từ năm 2006, các DN đã không ngừng áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng thông qua áp dụng các công cụ và giải pháp như: chuẩn đối sánh, thẻ điểm cân bằng, quản lý quan hệ khách hàng; sản xuất tinh gọn… nhằm gia tăng giá trị. Từ đó, tăng cường khả năng cạnh tranh của DN trước cơ hội và thách thức mới của nền kinh tế hiện nay.
“Trong thời gian tới TP.HCM sẽ tiếp tục khắc phục những khó khăn nhằm thúc đẩy phong trào tăng năng suất chất lượng, tạo ra những giá trị mới trong năng lực cạnh tranh”, ông Tân cho biết./.
Nguyễn Huế