VHO - Tối ngày 20.8 tại Hà Nội đã diễn ra vòng chung khảo và trao giải cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc TP Hà Nội năm 2024. Cuộc thi do Sở VHTT Hà Nội phối hợp Vụ Thư viện (Bộ VHTTDL) tổ chức,ảicuộcthiĐạisứVănhoáđọcTPHàNộinătin as roma hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 – 10.10.2024).
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà đến dự và trao giải.
Phát biểu khai mạc vòng chung khảo cuộc thi, Giám đốc Sở VHTT Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, với chủ đề Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại, cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 được tổ chức với yêu cầu cao hơn về chất lượng và quy mô nhằm mục đích tạo sân chơi bổ ích và lý thú dành cho các thanh thiếu niên, học sinh trên địa bàn TP Hà Nội.
Cuộc thi giúp lan tỏa niềm đam mê đọc sách đối với thế hệ trẻ; giới thiệu, quảng bá về Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến trên tiến trình hội nhập và phát triển; trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm của việc đọc sách và phát triển văn hóa đọc.
Từ đó, khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong nhà trường và cộng đồng, hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng đọc sách cho học sinh; khích lệ các em phấn đấu học tập và bằng những hành động, việc làm cụ thể để góp phần xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại.
Công tác tổ chức của cuộc thi năm nay đã được triển khai kỹ lưỡng, bài bản, từ việc xây dựng kế hoạch đến ban hành thể lệ cuộc thi; từ xây dựng tiêu chí đến tổ chức chấm chọn các bài dự thi.
Đối tượng dự thi là học sinh từ lớp 1 đến 12 đang theo học tại các trường tiểu học, THCS, THPT, các trường quốc tế và các loại hình giáo dục khác trên địa bàn TP Hà Nội.
Ông Đỗ Đình Hồng cho biết thêm, điểm nhấn của cuộc thi năm nay so với các năm trước đó là BTC đã kết hợp 2 hình thức thi tập thể (tuyên truyền giới thiệu sách) và thi cá nhân (Đại sứ Văn hóa đọc).
Phần thi tập thể, các đội tuyển lựa chọn và giới thiệu những cuốn sách viết về Thủ đô Hà Nội - Thành phố vì hòa bình - Thành phố sáng tạo; về văn hóa, con người, lịch sử, danh thắng, truyền thống cách mạng của Thủ đô anh hùng.
Đối với phần thi cá nhân, các thí sinh gửi bài dự thi dưới dạng bài viết, video clip hoặc tác phẩm hội họa với sự đổi mới, hấp dẫn hơn của mỗi phần thi thuyết trình, hùng biện trên sân khấu.
Cuộc thi năm nay được phát động sâu rộng từ tháng 2.2024 đến từng trường, cấp xã, huyện và cấp thành phố. BTC ghi nhận có 354.632 bài dự thi (bài viết, video clip, tác phẩm hội họa) của 1.335 trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn thành phố tham gia; cùng 546 xã, phường, thị trấn thành lập đội tuyển tham gia phần thi tập thể (tuyên truyền giới thiệu sách).
Sau vòng thi các cấp và sơ khảo cấp thành phố, BTC đã chọn 6 tập thể và 6 cá nhân có thành tích xuất sắc vào chung khảo.
Đánh giá về chất lượng cuộc thi lần này, ông Đỗ Đình Hồng nhấn mạnh, Ban giám khảo đánh giá rất cao cả về nội dung lẫn hình thức. Số lượng bài dự thi gửi về tăng gần 300% so với năm 2023.
Có thể nói, với sự vào cuộc của các cấp, ban, ngành; đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ của Vụ Thư viện, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở VHTT, Sở GD&ĐT, Sở TT&TT, Thành đoàn Hà Nội; giữa Thư viện Hà Nội với UBND, phòng Văn hóa thông tin, Phòng GD&ĐT, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao, Đoàn Thanh niên của các quận, huyện, thị xã, cuộc thi đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp
Trong vòng chung khảo, các đội thi đều đầu tư rất công phu cho phần thi của mình. Điều này cho thấy hoạt động này thu hút sự quan tâm rất lớn từ các địa phương.
Đội Long Biên khiến khán giả như được ngược thời gian trở về thời sục sôi khí thế của những ngày Sống mãi với Thủ đôqua cuốn sách cùng tên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.
Trong khi đó, thí sinh Trần Bảo Long đến từ huyện Sóc Sơn lại khiến khán giả ngạc nhiên với bài thơ tự sáng tác Chiếc gối sách êm đi cùng tuổi thơ. Thí sinh Bùi Khánh Phương đến từ quận Nam Từ Liêm gây ấn tượng với màn thuyết trình về tác phẩm Mai ở thư viện thời gian với ý tưởng độc đáo về những cuốn sách...
Mang đến cuộc thi với thông điệp Văn hóa là sự sống, cùng phần giới thiệu cuốn sách Phố phường Hà Nội xưa, đội thi đến từ quận Tây Hồ đã đưa khán giả về với không gian văn hóa với những cảnh sắc đẹp đẽ, thơ mộng của một Hà Nội xưa… giúp người xem hiểu hơn và yêu Hà Nội hơn.
Và Hào khí Thăng Long - Hà Nội tiếp tục được các đội thi tô đậm, khắc sâu qua các cuốn sách Có một Hà Nội trong tôi, Từ kinh đô đến Thủ đô, Kể chuyện ngàn xưa Thăng Long - Hà Nội, Hào khí Thăng Long - Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh…
Kết thúc cuộc thi, BTC đã trao 1 giải Nhất tập thể; 3 giải Nhì và 2 giải Ba. Trong đó, giải Nhất tập thể thuộc về đội của huyện Đông Anh; 3 giải Nhì lần lượt là các đội đến từ quận Long Biên, Cầu Giấy, Hoàn Kiềm; 2 giải Ba là các đội của quận: Tây Hồ, Nam Từ Liêm.
Về giải cá nhân, BTC đã trao 2 giải Nhất lần lượt cho các em đại diện quận Tây Hồ và Nam Từ Liêm; 4 giải Nhì cho các em đại diện quận Hai Bà Trưng và các huyện: Sóc Sơn, Gia Lâm, Thường Tín.