Tham dự toạ đàm có ông Phạm Lê Cường – Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia,ướngdẫnthànhlậpCâulạcbộNSCLvàphổbiếncuộcthiTìmhiểukiếnthứcNSCLtrongsinhviêketqa bà Trần Hải Ninh – Bí thư Đoàn Thanh niên Ủy ban TCĐLCLQG, TS. Nguyễn Thị Thu Hường – Trưởng phòng Công tác chính trị và Hỗ trợ sinh viên – Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cùng các đoàn viên thanh niên thuộc các đơn vị của Ủy ban TCĐLCLQG tham dự trực tiếp và trực tuyến.
Phát biểu tại tọa đàm, ông Phạm Lê Cường – Phó Chánh Văn phòng Ủy ban TCĐLCLQG cho biết, nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên, những người sẽ làm năng suất trong tương lai là hết sức cần thiết. Để lan tỏa kiến thức, kỹ năng về năng suất cho học sinh, sinh viên không chỉ thông qua đào tạo kiến thức chuyên môn mà rất cần sự tạo lập, hình thành CLB Năng suất trong nội bộ các trường đại học, cao đẳng để từ đó học sinh, sinh viên có thể chia sẻ và trao đổi cùng nhau kiến thức về năng suất.
Chính vì vậy, Ủy ban TCĐLCLQG tổ chức tọa đàm Hướng dẫn thành lập, duy trì Câu lạc bộ Năng suất chất lượng trong sinh viên các trường đại học, cao đẳng và Phổ biến Cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức Năng suất chất lượng trong sinh viên” để thầy cô cùng các bạn sinh viên có thể chia sẻ, trao đổi về những thuận lợi, khó khăn liên quan đến việc thành lập CLB Năng suất.
Ông Phạm Lê Cường – Phó Chánh Văn phòng Ủy ban TCĐLCLQG.
Chia sẻ Hướng dẫn xây dựng quy chế hoạt động của CLB về Năng suất chất lượng, TS. Nguyễn Thị Thu Hường – Trưởng phòng Công tác chính trị và Hỗ trợ sinh viên – Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, nền tảng thành lập CLB năng suất bao gồm nền tảng tư duy xuất phát từ tư duy về năng suất, nền tảng hành động xuất phát từ chỉ đạo của Ban Giám đốc nhà trường và sự quyết tâm của bộ phận tham mưu là Phòng Công tác chính trị và hỗ trợ sinh viên, nền tảng nhân sự và nền tảng truyền thông.
Cơ cấu tổ chức CLB Năng suất của Học viện Báo chí và Tuyên truyền bao gồm Ban cố vấn, Ban chủ nhiệm, Ban nội dung, Ban Truyền thông, Ban Đối ngoại – tài chính.
Thời gian qua, CLB Năng suất của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có nhiều hoạt động về năng suất, cụ thể: tham gia các hội nghị, hội thảo, diễn đàn về năng suất, tham gia các hoạt động chuyên môn chia sẻ về năng suất tại một số trường Đại học, tổ chức sinh hoạt chuyên đề trong CLB, tham gia chuỗi chương trình đào tạo kiến thức về năng suất… Đặc biệt đã có dự án đầu tiên thí điểm 5S tại một số phòng học của Học viện.
Cũng theo TS. Thu Hường, kinh nghiệm cốt lõi rút ra từ việc thành lập CLB là phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ của CLB, sự đồng hành của đơn vị đầu ngành về năng suất, phù hợp với thế mạnh của mình, môi trường, kỹ năng, kiến thức, trải nghiệm.
"Có thể thấy, việc thành lập CLB Năng suất tại các trường đại học, cao đẳng là rất cần thiết, tạo môi trường học tập, rèn luyện kiến thức về năng suất cho sinh viên ngay khi còn trên ghế nhà trường, từ đó có thể áp dụng kiến thức vào thực tiễn công việc sau này", TS. Hường nói.
Chia sẻ về kinh nghiệm thành lập CLB Năng suất, bạn Bùi Thị Hải Nhi – Chủ nhiệm CLB Năng suất Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, việc thành lập CLB cần nhìn nhận được tầm quan trọng của sự hỗ trợ và đồng hành của các cấp lãnh đạo, thầy cô và chuyên gia; tinh thần tự chủ và chủ động của các thành viên; đoàn kết và phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện.
Cũng trong khuôn khổ tọa đàm, đại diện Ủy ban TCĐLCLQG đã giới thiệu Cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về năng suất chất lượng trong sinh viên” năm 2024. Cụ thể, cuộc thi với phạm vi là các trường đại học, cao đẳng trên cả nước; đối tượng dự thi là thành viên các CLB năng suất chất lượng hay các CLB nâng cao năng suất tại các trường đại học, cao đẳng cả nước.
Nội dung cuộc thi sẽ xoay quanh tìm hiểu kiến thức năng suất chất lượng, thực hành các công cụ hỗ trợ nâng cao năng suất chất lượng.