Còn nhiều nghi ngại
TheáicơcấungânhàngCònnhiềunghingạbxh saudi arabiao ông Cung, về xử lý các ngân hàng yếu kém, công chúng, các cơ quan có thẩm quyền có liên quan rất chờ đợi các kết quả tái cơ cấu trên các mặt: cổ đông và cơ cấu sở hữu; vốn và cơ cấu vốn; kết quả kinh doanh từ thời điểm tái cơ cấu, số nợ xấu, cơ cấu nợ xấu và các con nợ chủ yếu, những thay đổi trong quản trị nội bộ và giải pháp tái cơ cấu tiếp theo, thời hạn hoàn thành tái cơ cấu đối với từng ngân hàng cụ thể.
Ông Cung cũng cho rằng, không ít ý kiến nghi ngại về sự thành công của cách thức “tái cơ cấu tự nguyện” đối với các ngân hàng thương mại yếu kém. Bởi kinh nghiệm quốc tế cho thấy, không thể sử dụng những con người “gây ra vấn đề” để xử lý các vấn đề mà họ gây ra.
Tái cơ cấu ngân hàng vẫn là nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tiếp theo.Ảnh:ĐT |
Tình trạng sở hữu chéo dưới nhiều hình thức khác nhau vẫn chưa được hạn chế, chưa được minh bạch hóa và chưa kiểm soát một cách có hiệu quả. Thực tế đó ở mức độ nhất định có thể làm giảm hiệu lực, thậm chí vô hiệu hóa các quy định về các tiêu chuẩn an toàn của từng tổ chức tài chính nói riêng và của toàn hệ thống tài chính nói chung. Việc bãi bỏ hạn mức trần lãi suất huy động vẫn chưa tiên liệu được.
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã công bố tổng số nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhưng tổng số nợ xấu của các ngân hàng thương mại vẫn là vấn đề thu hút sự hoài nghi của nhiều bên có liên quan. Việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu; cách thức xử lý nợ xấu như hiện nay có thể chỉ là bỏ bớt nợ xấu ra khỏi các tổ chức tín dụng hoặc bằng các biện pháp kế toán chuyển “nợ xấu” thành “chưa xấu”, hơn là loại bỏ nợ xấu ra khỏi nền kinh tế.
Vì vậy, gánh nặng chi phí tài chính của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp không thanh toán nợ đúng hạn vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt. Các DN thuộc loại này dù có cơ hội kinh doanh, có dự án đầu tư hiệu quả vẫn có thể không tiếp cận được tín dụng ngân hàng, hoặc tiếp cận được với chi phí cao hơn đáng kể so với bình thường. Do đó, thị trường tín dụng chưa hoạt động bình thường, chưa thực hiện được đầy đủ chức năng trung gian tài chính trong phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng của nền kinh tế.
Cần có thông tin khách quan và tin cậy
Trong những năm tiếp theo, tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, xử lý nợ xấu và khắc phục tình trạng sở hữu chéo vẫn là những nhiệm vụ trọng tâm.
Ông Cung cho rằng, đã có nhiều báo cáo nghiên cứu, kiến nghị về đẩy nhanh tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng. Tuy vậy việc có một đánh giá độc lập, khách quan hơn về tiến trình, kết quả và vấn đề của tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng vẫn rất cần thiết. Cần có trả lời khách quan và được xã hội tin cậy đối với các câu hỏi cơ bản như: kết quả đạt được của tái cơ cấu 9 ngân hàng yếu kém đến mức nào? Số nợ xấu thực sự bao nhiêu theo chuẩn quốc tế, chuẩn Việt Nam ….
Ngoài ra cũng cần xem xét lại một số quan điểm trong thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng. Ví dụ quan điểm về không để đổ vỡ các tổ chức tín dụng thay đổi bằng quan điểm “không để người gửi mất tiền”.
Quan điểm như hiện nay có thể không công bằng, vì những người gây ra mất mát cho xã hội, không bị trừng phạt về mặt kinh tế; không bị thiệt hại nhiều.
Các giải pháp xử lý nợ xấu cũng cần được thực hiện đầy đủ và toàn diện hơn theo cơ chế thị trường, đảm bảo cân bằng hơn nữa giữa lợi ích của ngân hàng và các doanh nghiệp con nợ./.
Trung Ninh