【kết quả giải vô địch bóng đá pháp】Triển khai đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành: Tiếp tục nâng cao năng lực kiểm định hải quan
“Cục Kiểm định hải quan đang tiến hành các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,ểnkhaiđềáncảicáchkiểmtrachuyênngànhTiếptụcnângcaonănglựckiểmđịnhhảkết quả giải vô địch bóng đá pháp vật lực cơ sở hạ tầng thiết bị giám định hàng hóa nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao tại kế hoạch triển khai Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu giai đoạn 2021 - 2023 vừa được Bộ Tài chính ban hành tại Quyết định 169/QĐ-BTC” - ông Đỗ Văn Quang - Cục trưởng Cục Kiểm định hải quan, Tổng cục Hải quan chia sẻ.
PV: Ngành Hải quan đang tập trung triển khai Quyết định 169/QĐ- BTC về kế hoạch triển khai Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu giai đoạn 2021 - 2023 (Đề án cải cách KTCN). Với vai trò nòng cốt của ngành Hải quan trong việc giám định hàng hóa xuất nhập khẩu, Cục Kiểm định hải quan (KĐHQ) đang tiến hành các hoạt động quan trọng nào để cụ thể hóa nhiệm vụ được giao, thưa ông?
Ông Đỗ Văn Quang: Ngày 18/2/2021, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 169/QĐ-BTC giao Tổng cục hải quan nhiều nhiệm vụ triển khai Quyết định 38/QĐ-TTg về Đề án cải cách KTCN.
Ông Đỗ Văn Quang |
Quyết định 169/QĐ-BTC là cơ sở định hướng quan trọng để đề ra các mục tiêu, giải pháp, yêu cầu cụ thể đối với cơ quan hải quan và các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong việc thực hiện Quyết định 38/QĐ-TTg giai đoạn 2021 - 2023.
Trong đó, Cục KĐHQ được giao nhiệm vụ tập trung nội dung củng cố, chuẩn hóa nguồn lực của cơ quan hải quan để thực hiện việc phân tích, giám định, chứng nhận, kiểm nghiệm hàng hóa theo chỉ định của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Để triển khai nhiệm vụ được giao, Cục KĐHQ đã thành lập Tổ xây dựng kế hoạch và triển khai Quyết định 38/QĐ-TTg. Kế hoạch bao gồm việc tham gia phối hợp với các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan xây dựng Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Đây là tiền đề quan trọng để các bộ, ngành, cộng đồng doanh nghiệp có văn bản hướng dẫn mang tính thống nhất, làm cơ sở triển khai nội dung đề án.
Theo chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Cục KĐHQ rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục, sớm có báo cáo đánh giá trình Bộ Tài chính. Đồng thời, đơn vị đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao năng lực thực hiện việc phân tích, kiểm nghiệm, đánh giá sự phù hợp đối với một số chủng loại hàng hóa trọng điểm đáp ứng yêu cầu của Đề án cải cách KTCN.
PV: Ông có thể cho biết chi tiết hơn về nội dung “chuẩn hóa nguồn lực của cơ quan hải quan để thực hiện việc phân tích, giám định, chứng nhận, kiểm nghiệm hàng hóa theo chỉ định của bộ quản lý ngành, lĩnh vực” được nêu tại Quyết định 169/QĐ-BTC?
Ông Đỗ Văn Quang: Theo Quyết định 38/QĐ-TTg, việc kiểm nghiệm, chứng nhận sự phù hợp vẫn được thực hiện bởi các tổ chức kiểm nghiệm, chứng nhận sự phù hợp được chỉ định như hiện nay.
Tuy nhiên, đứng trên góc độ quản lý nhà nước, chịu trách nhiệm thông quan hàng hóa, cơ quan hải quan có trọng trách trong đề án cải cách KTCN là làm đầu mối tại cửa khẩu. Do đó, các đơn vị thuộc Cục KĐHQ khi tham gia thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm cần đáp ứng về năng lực kỹ thuật theo quy định. Trước mắt, việc tham gia của các đơn vị kiểm định hải quan tập trung vào một số chủng loại hàng hóa trọng điểm, có rủi ro cao.
Về việc chuẩn hóa nguồn lực để các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định sẽ thực hiện đồng bộ giữa việc tổ chức lại đơn vị sự nghiệp thuộc Cục KĐHQ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đảm bảo các điều kiện theo quy định của đơn vị kiểm nghiệm, tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định. Đặc biệt quan trọng là nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực về cách thức lấy mẫu, phương pháp phân tích theo đúng quy định tại tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
PV: Trong quá trình triển khai các nhiệm vụ được giao liên quan đến Quyết định 38/QĐ-TTg, Cục đã gặp những thách thức gì và có đề xuất ra sao, thưa ông?
Ông Đỗ Văn Quang: Để đảm bảo tiến độ triển khai các nhiệm vụ đã được Chính phủ giao tại Quyết định 38/QĐ-TTg và Quyết định 169/QĐ-BTC với nhiều nhiệm vụ cấp bách, khối lượng công việc lớn, Tổng cục Hải quan phải triển khai đồng bộ mới có thể đáp ứng được yêu cầu mục đích đề ra.
Phòng thí nghiệm thuộc Cục KĐHQ được định hướng tham gia công tác kiểm nghiệm, đánh giá sự phù hợp theo chỉ định của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực. Với đối tượng hàng hóa rất đa dạng, thuộc quản lý của nhiều bộ quản lý ngành, lĩnh vực khác nhau, các chỉ tiêu phân tích cho một số mặt hàng rất phức tạp. Đây là thách thức không nhỏ, do vậy, Cục KĐHQ cần kết nối, trao đổi thông tin, kinh nghiệm với các phòng thí nghiệm trong nước và khu vực để đảm bảo việc kiểm tra được thực hiện đúng trọng tâm, trọng điểm, không ảnh hưởng đến thời gian thông quan hàng hóa. Theo đó, sức ép về nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng nguồn nhân lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao là rất lớn.
Trước mắt, nhằm đảm bảo nhiệm vụ được giao, Cục KĐHQ nói riêng và ngành Hải quan nói chung đang đề xuất các giải pháp tạo thuận lợi cho các đơn vị nhập khẩu, nhưng vẫn đảm bảo không buông lỏng công tác quản lý.
PV: Xin cảm ơn ông!
Chuẩn hóa quy trình máy móc, thiết bị Nhằm đáp ứng yêu cầu của Đề án Kiểm tra chuyên ngành, Cục Kiểm định hải quan tăng cường đào tạo, nâng cao chuyên môn thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra vệ sinh thực phẩm cho cán bộ công chức. Đồng thời, đơn vị chuẩn hóa quy trình, máy móc, thiết bị phòng thí nghiệm, tiếp tục xây dựng và mở rộng chỉ tiêu cho các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025:2017 (Vilas) để đáp ứng số lượng và chất lượng hàng hóa kiểm tra. |
Trịnh Sơn - Hải Linh (thực hiện)