Ông Lương Hoài Nam – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc (CEO) Hàng không Hải Âu – đã có hơn 20 năm làm quản lý tại các hãng hàng không lớn tại Việt Nam. Thị phần hàng không giá rẻ sau cuộc IPO của Vietnam Airlines Sau IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng),àngkhôngViệtNamvàtháchthứccólãty le keo trực tuyến tất yếu Vietnam Airlines sẽ tái cơ cấu công ty con Jestar Pacific. Khi đó, tình hình thị trường hàng không giá rẻ sẽ thay đổi thế nào, thưa ông? Vietnam Airlines đến nay chưa tiết lộ chiến lược của họ đối với mảng hàng không giá rẻ. Nếu xét về bề ngoài, Jestar Pacific sau khi thành "con" của Vietnam Airlines thì thị phần không tăng, mà còn giảm đi. Điều đó thể hiện sự thận trọng của Vietnam Airlines ở mảng này. Còn VietJet lại tăng trưởng rất mạnh. Nếu cộng Jetstar Pacific và VietJet Air, hàng không giá rẻ hiện nay đã chiếm 50% tổng thị trường hàng không nội địa. Tôi cho rằng sắp tới cuộc cạnh tranh hàng không giá rẻ sẽ còn có nhiều điều thú vị. Mặc dù là hãng hàng không truyền thống, nhưng Vietnam Airlines cũng liên tục tung ra giá vé khuyến mãi hấp dẫn. Tôi có cảm giác là trên thị trường nội địa có tới 3 hãng hàng không giá rẻ chứ không phải chỉ 2, nếu xét về cạnh tranh giá vé. Thị phần này sẽ thay đổi thế nào trong thời gian tới? Tôi nhận định thị phần của hàng không giá rẻ sẽ tiếp tục tăng lên và sẽ ổn định ở đâu đó khoảng 60 - 65% thị trường nội địa. Thị phần của hàng không truyền thống nội địa sẽ giảm xuống chỉ còn 35 - 40%. Đó là xu thế của khu vực Đông Nam Á, đang xảy ra ở Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia. Việt Nam không phải ngoại lệ. Sau một thời gian nhanh thôi, thị phần hàng không giá rẻ ở Việt Nam sẽ tăng lên tới 60 – 65% và được chia cho Jestar Pacific và VietJet Air. Ai mạnh hơn sẽ được phần nhiều. Đây là cuộc cạnh tranh thú vị và có lợi cho hành khách. Chưa bao giờ các sân bay nội địa Việt Nam lại nhộn nhịp chuyến bay như bây giờ và sẽ nhộn nhịp hơn nữa. Cạnh tranh là yếu tố rất tốt để kích thích thị trường hàng không tăng trưởng. Đường bay giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã là một trong những đường bay có số chuyến bay cao nhất thế giới, điều mà chỉ 10 năm trước không ai có thể hình dung được. Ông vừa nói đến thị trường hàng không nội địa, còn trên thị trường quốc tế thì sao? Tính cạnh tranh của các hãng hàng không giá rẻ Việt Nam thế nào? Cả Jestar Pacific và VietJet Air mới mở đường bay quốc tế trong thời gian gần đây và chiếm thị phần quốc tế còn rất nhỏ. Kinh doanh hàng không giá rẻ quốc tế khó hơn rất nhiều so với nội địa. Đây là thách thức. Các hãng hàng không giá rẻ nước ta không dễ dàng chút nào trong cạnh tranh quốc tế, dù họ có thể thành công trong nội địa. Trên thị trường quốc tế, mức cạnh tranh, tính chuyên nghiệp của các đối thủ rất cao. Hệ thống phân phối, cách làm thương hiệu trên các thị trường nước ngoài rất khác. Tôi hy vọng các hãng hàng không giá rẻ của nước ta sẽ thành công như Air Asia, Tiger Airways. |