TheổNhĩKỳvàNgayêulạitừđầuphươngTâyphảnứbảng xếp hạng châu áo những tin tức mới nhất báo Người Lao Động trích nguồn từ Reuters, giai đoạn căng thẳng nhất trong quan hệ tốt đẹp suốt 20 năm qua giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đang qua đi nhanh chóng khi vào hôm 9/8, Moscow và Ankara đã tiến một bước lớn trong việc bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước trong bối cảnh đôi bên gặp khó khăn về kinh tế cũng như căng thẳng với phương Tây chưa lắng xuống.
Theo đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp đón người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tại một cung điện ở TP St Petersburg. Đây là chuyến công du đầu tiên của ông Erdogan kể từ khi âm mưu đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ thất bại hôm 15/7. Vụ đảo chính làm quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Giai đoạn căng thẳng nhất trong quan hệ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ suốt 20 năm qua đang dần khép lại. Ảnh minh họa
Liên quan đến cuộc gặp mặt lịch sửa giữa người đứng đầu hai nước Nga – Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Putin cho biết Moscow sẽ dần dần gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt chống lại Ankara kể từ sau sự kiện máy bay Su-24 bị bắn hạn vào cuối năm ngoái. Ông chủ Điện Kremlin phát biểu tại cuộc họp báo tổ chức sau vòng đàm phán đầu tiên: “Chúng tôi sẽ khôi phục quan hệ toàn diện? Đúng và chúng tôi sẽ đạt được điều đó”.
Tổng thống Erdogan cũng xác nhận chương trình hợp tác bao gồm dự án xây dựng đường ống khí đốt trị giá 20 tỉ USD cùng nhà máy điện hạt nhân Akkuyu ở Thổ Nhĩ Kỳ do phía Nga đảm nhiệm. Hai nước còn dự ính đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng, nối lại các chuyến bay thuê của Nga và đặt mục tiêu khôi phục quan hệ song phương ở mức 100 tỉ USD.
Ông chủ Điện Kremlin không quên bày tỏ hy vọng Ankara sẽ hồi phục mau chóng sau vụ đảo chính. Ngay khi nắm được tình hình hôm 15/7, ông Putin đã gọi điện thoại cho ông Erdogan để thể hiện tình đoàn kết, trong khi Mỹ và châu Âu tỏ ra thờ ơ. Ông Putin còn tuyên bố Moscow luôn phản đối các hành động vi hiến.
Bình luận về chuyến công du lần này của Tổng thống Erdogan, báo Hà Nội Mới cho rằng cuộc gặp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại cố đô Saint Peterburg được đánh giá mang tính lịch sử, bởi nó có khả năng quyết định không chỉ “số phận” mối liên kết giữa hai quốc gia mà còn tác động mạnh tới tình hình khu vực cũng như tương lai quan hệ “tay ba” Nga - Thổ Nhĩ Kỳ - phương Tây.
Tổng thống Putin và Tổng thống Erdogan bắt tay lần đầu tiên kể từ sau vụ máy bay Su-24 của Nga bị bắn rơi gần biên giới Syria. Ảnh EPA
Theo nguồn tin từ Reuters, phương Tây đang theo dõi chặt chẽ chuyến thăm Nga của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Họ lo ngại Nga – Thổ tái thiết lập quan hệ sẽ gây áp lực lên Washington và Liên minh châu Âu (EU), đồng thời khuấy động căng thẳng trong NATO - liên minh quân sự mà Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên.
Dù vậy, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier nói với tờ báo Bild rằng ông không lo lắng về việc Moscow và Ankara cải thiện quan hệ: “Tôi không tin quan hệ giữa hai nước sẽ trở nên gần gũi tới mức Nga có thể thay thế NATO trở thành đối tác an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ”.
Tuy nhiên, giới quan sát quốc tế cho rằng trên thực tế, chính cuộc khủng hoảng trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với phương Tây phát sinh sau cuộc chính biến bất thành đã "đẩy" quốc gia này đến với Nga. Tổng thống Erdogan cho rằng, các đồng minh phương Tây không chia sẻ và ủng hộ ông sau cuộc đảo chính, thậm chí ông còn cáo buộc một số nước phương Tây "hậu thuẫn" các phần tử gây bạo loạn.
Trong khi đó, EU cũng quyết định "đóng băng" việc áp dụng quy chế miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ vào EU theo thỏa thuận về người di cư giữa hai bên, bất chấp nước này cảnh báo sẽ ngừng thực hiện việc ngăn chặn dòng người tị nạn.
Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo Mỹ không nên hy sinh quan hệ song phương vì giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen. Ảnh BBC
Cùng lúc đó, Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) bày tỏ lo ngại trước ý định của Tổng thống Erdogan khôi phục án tử hình nhằm trừng phạt những người tham gia cuộc lật đổ. Quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ cũng lạnh nhạt khi Mỹ chưa thực hiện yêu cầu dẫn độ giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, người đang sống lưu vong tại Mỹ và bị Ankara cáo buộc đứng sau vụ chính biến.
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn nhà nước Anadolu ở thủ đô Ankara hôm nay 9/8, Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ Bekir Bozdag nhấn mạnh: “Nếu Mỹ không giao (Fethullah Gulen) thì họ sẽ đánh mất mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ vì một kẻ khủng bố”. Giáo sĩ Gulen hiện đang sống lưu vong ở bang Pennsylvania, Mỹ và bị Ankara cáo buộc là người đứng đằng sau vụ đảo chính bất thành đêm 15/7 ở Thổ Nhĩ Kỳ, báo Dân Trí đưa tin.
Ông Bozdag cũng đặt ra câu hỏi về việc Mỹ sẽ phản ứng thế nào trong trường hợp có một đối tượng gây bạo loạn hoặc tấn công khủng bố tại Mỹ nhưng lại được Thổ Nhĩ Kỳ “chứa chấp”. Đồng thời, ông Bozdağ cho biết thái độ thù địch của người dân nước này đối với Mỹ đã gia tăng và chỉ có thể hạ bớt nếu Washington đồng ý dẫn độ giáo sĩ Fethullah Gulen – kẻ bị Ankara cáo buộc giật dây vụ đảo chính.
Ảnh vệ tinh ‘vạch mặt’ nhà chứa máy bay trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông(VietQ.vn) - Tình hình Biển Đông mới nhất cho hay, các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã xây dựng phi pháp các nhà chứa máy bay ‘khủng’ trên Biển Đông.