【kêt qua vong loai euro 2024】Tín dụng bất động sản tiếp tục tăng trưởng
时间:2025-01-25 11:49:56 出处:Cúp C1阅读(143)
Tiếp tục tăng trưởng
Sau khi thời gian đóng băng,índụngbấtđộngsảntiếptụctăngtrưởkêt qua vong loai euro 2024 hiện nay thị trường BĐS đang ấm nóng trở lại, cho dù nguồn vốn cho BĐS có phần bị siết lại sau những đổ vỡ của thị trường những năm 2008-2011.
Về nguồn vốn tín dụng cho BĐS năm 2017, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho biết, năm qua các dòng vốn vẫn đang ồ ạt đổ vào thị trường này với những con số rất ấn tượng. Tính tới hết tháng 11, vốn tư nhân trong nước đổ vào BĐS tăng khoảng 60% so với năm 2016, đặc biệt vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực này đã lên tới 2,5 tỷ USD. Bên cạnh đó, góp lượng vốn không nhỏ cho thị trường BĐS đến từ nhiều thương vụ M&A thành công trong thời gian qua. Số liệu cập nhật mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết tháng 12/2017, thu hút FDI vào BĐS đứng thứ 3 trong số 19 lĩnhvực thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, chỉ sau lĩnh vực chế biến chế tạo và sản xuất điện, với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới 3,05 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Báo cáo của Bộ Xây dựng cũng cho biết, tín dụng trong lĩnh vực BĐS tiếp tục tăng trưởng, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn hệ thống. Tính đến cuối 2016, dư nợ cho vay trong lĩnh vực kinh doanh BĐS là hơn 436 nghìn tỷ đồng, tăng 11,03% so với cuối năm 2015. Tính đến 31/12/2016, dư nợ xấu cho vay đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh BĐS là 18.443 tỷ đồng trên tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực kinh doanh BĐS là 436.144 tỷ đồng (chiếm 4,23% tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực này).
Liên quan đến vấn đề này, tại Diễn đàn BĐS vừa được tổ chức, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành Kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, xu hướng dư nợ tín dụng BĐS của các tổ chức tín dụng chuyển dịch theo hướng phù hợp với chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và nhu cầu thực của thị trường. Tính đến 31/7/2017 dư nợ cấp tín dụng đầu tư kinh doanh BĐS tăng khoảng 4% so với 31/12/2016, chiếm tỷ trọng khoảng 9% dư nợ đối với nền kinh tế, tỷ trọng này khá ổn định từ năm 2013 đến nay. Dòng vốn tín dụng đối với lĩnh vực BĐS đã hướng vào lĩnh vực tiêu dùng về nhà ở, đáp ứng nhu cầu thực của người dân với mức tăng trưởng khoảng 11% so với 31/12/2016.
Cũng theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tích cực xử lý nợ xấu, đặc biệt là nợ xấu trong lĩnh vực BĐS. Tỷ lệ nợ xấu đầu tư kinh doanh BĐS đã giảm mạnh từ 7,05% năm 2013, đến nay còn 4,06%. “Từ đầu năm 2017 tới nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi sát tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS để kịp thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng và mức độ tập trung tín dụng vào lĩnh vực BĐS (đặc biệt là phân khúc BĐS trung - cao cấp), ưu tiên xem xét cho vay đối với các dự án nhà ở xã hội có hiệu quả và phân khúc sản phẩm có khả năng tiêu thụ tốt, đáp ứng nhu cầu thực của người dân”, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết.
Còn nhiều khó khăn
Hiện nay, vấn đề cấp tín dụng cho BĐS đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, từ tháng 11/2016 NHNN đã có công văn gửi Bộ Xây dựng đề nghị có văn bản hướng dẫn cụ thể về các tiêu chí phân loại nhà ở theo phân khúc cao cấp, trung cấp, bình dân giá rẻ. Tuy nhiên đến nay Bộ Xây dựng chưa có ý kiến và chưa có văn bản hướng dẫn về vấn đề này dẫn đến khó khăn cho ngành Ngân hàng trong việc xem xét, cấp tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ. Bên cạnh đó, năng lực tài chính của nhiều DN kinh doanh BĐS còn hạn chế, vốn chủ sở hữu thấp, hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng, thiếu dự án có tính khả thi, chưa kể một số chủ đầu tư dự án BĐS đã có hành vi lừa đảo, nhiều vụ án, tranh chấp, khiếu kiện đã xảy ra dẫn đến suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư và người dân khi tham gia thị trường BĐS.
Liên quan đến vấn đề huy động vốn từ người dân cho nhà ở hình thành trong tương lai, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho biết, đây là vấn đề rủi ro nhất, bởi có trường hợp người mua nhà đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính nhưng vẫn chưa nhận được sổ đỏ hoặc quá thời hạn bàn giao nhưng vẫn chưa được nhận nhà. Chia sẻ bài học kinh nghiệm từ thị trường BĐS Mỹ, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho biết, tại Mỹ, các dự án không được huy động vốn từ người dân, do đó ngân hàng thương mại không đứng ra bảo lãnh cho các chủ đầu tư. Thay vào đó, người dân nếu muốn đặt cọc mua nhà thì phải đóng tiền vào tài khoản phong tỏa ở ngân hàng, đương nhiên, tài khoản này đầu tư không được phép sử dụng. Khi dự án hoàn thành và chuẩn bị bàn giao nhà thì ngân hàng mới chấp thuận giải tỏa tài khoản đó cho chủ đầu tư, với điều kiện có sự đồng ý của khách hàng. Đối với Việt Nam, để giảm thiểu rủi ro, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, ông Hiếu đề xuất thay vì cho phép ngân hàng thương mại bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai thì Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước nên xem xét lại việc có tiếp tục cho chủ đầu tư huy động tiền trong dân làm dự án hay không.
Tín dụng cho nhà ở xã hội cũng đang là vấn đề được quan tâm của thị trường BĐS. Được biết, năm 2017 có 1.260 tỷ đồng được phân bổ để thực hiện chính sách nhà ở xã hội, song hiện nay, cả chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội đều không được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nên gặp rất nhiều khó khăn. Theo Hiệp hội BĐS TP.HCM, đối với khách hàng đã ký hợp đồng mua nhà ở xã hội nhưng chưa nhận nhà trong năm 2016 do dự án chưa hoàn thành, thì kể từ ngày 1/1/2017 trở đi, không còn được tiếp tục giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng, và cũng chưa có nguồn vốn tín dụng ưu đãi khác thay thế nên các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội này lâm vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, không thể thực hiện tiếp hợp đồng, hoặc phải vay thương mại với lãi suất cao kèm theo điều kiện phải có tài sản thế chấp, hoặc phải vay ngoài xã hội với lãi suất rất cao.
Về định hướng chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước cho thị trường BĐS trong thời gian tới, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tiếp tục cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, tập trung các dự án, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn. Ưu tiên xem xét cho vay đối với các dự án nhà ở xã hội có hiệu quả và phân khúc sản phẩm có khả năng tiêu thụ tốt, đáp ứng nhu cầu thực của người dân. Bên cạnh đó, ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng và mức độ tập trung tín dụng vào lĩnh vực BĐS, thực hiện kiểm soát có chọn lọc, quyết định cho vay trên nguyên tắc đảm bảo an toàn vốn vay, hiệu quả kinh tế và theo đúng quy định của pháp luật.
上一篇: Nhận định, soi kèo Enosis Neon Paralimni vs PAC Omonia 29M, 22h00 ngày 3/1: Cơ hội giành điểm
下一篇: Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
猜你喜欢
- Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn
- Thi đua xây dựng nông thôn mới nâng cao
- Báo Long An đoạt giải nhì Giải Báo chí Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023
- Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin !
- Bình Định khởi công tuyến đường hơn 1.170 tỷ đồng
- Nhiều công trình chào mừng đại hội
- Các cấp hội LHPN tỉnh: Tổ chức nhiều hoạt động phòng, chống dịch
- Phó Thủ tướng Chính phủ
- Thời tiết Miền Bắc và Trung Bộ vào đợt mưa lớn kéo dài