您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【union de santa fe】Thêm cơ sở pháp lý cho quản lý tài chính các dự án ODA

Cúp C212人已围观

简介Toàn cảnh buổi họp báo chiều ngày 25/10. Ảnh: Khánh Huyền10 năm tổng vốn ODA, vốn ưu đãi được ký kho ...

nợ công,êmcơsởpháplýchoquảnlýtàichínhcácdựá<strong>union de santa fe</strong> vốn ODA

Toàn cảnh buổi họp báo chiều ngày 25/10. Ảnh: Khánh Huyền

10 năm tổng vốn ODA, vốn ưu đãi được ký khoảng 45 tỷ USD

Chủ trì cuộc họp báo, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại - ông Hoàng Hải cho biết, trong giai đoạn 10 năm trở lại đây (2005 – 2015), tổng số vốn ODA, vay ưu đãi được ký kết (khoảng 45 tỷ USD), trong đó, nguồn ODA dành cho Việt Nam tập trung chủ yếu vào lĩnh vực như: hỗ trợ cân đối tài chính vĩ mô; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội; phát triển y tế, giáo dục và đào tạo; phát triển nông nghiệp kết hợp xóa đói, giảm nghèo; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu...

Tuy nhiên, nguồn vốn ODA thực chất là nợ quốc gia. Đối với Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Việt Nam hiện đã là một quốc gia thu nhập trung bình, mối quan hệ đối tác và các nguồn tài trợ đang thay đổi. Nguồn vốn ODA cần được sử dụng một cách chiến lược hơn và cẩn trọng hơn để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế và huy động các nguồn vốn tư nhân bổ sung cho các nguồn lực công.

Trong bối cảnh Việt Nam bắt đầu bước vào ngưỡng của quốc gia có thu nhập trung bình thấp, việc huy động các nguồn vốn ODA trở nên khó khăn hơn. Việt Nam bắt đầu phải tiếp cận các với các nguồn vốn vay kém ưu đãi hơn.

Do vậy, vấn đề nâng cao công tác quản lý nguồn vốn vay, đặc biệt là quản lý tài chính nguồn vốn ODA và vay ưu đãi để phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng các nguồn vốn tài trợ của nước ngoài và đảm bảo mục tiêu vay nợ bền vững là nhu cầu bức thiết của Việt Nam trong giai đoạn tới.

Thực hiện đúng tinh thần của Chỉ thị 02

Đề cập tới yêu cầu quản lý tài chính trong giai đoạn tới, ông Hoàng Hải cho biết, từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình. Mức độ ưu đãi của các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam đang giảm rõ rệt.

Từ thời hạn vay bình quân khoảng từ 30-40 năm, với chi phí vay khoảng 0,7-0,8%/năm, bao gồm thời gian ân hạn (giai đoạn trước 2010) đến thời hạn vay bình quân chỉ còn từ 10-25 năm, tùy theo từng đối tác và từng loại vay; với chi phí vay khoảng 2%/năm trở lên (giai đoạn 2011-2015). Nhiều nhà tài trợ đã chuyển từ nguồn vốn ODA sang nguồn vốn vay hỗn hợp.

Dự kiến đến tháng 7/2017 Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2% - 3,5%.

Trả lời báo giới về hiệu quả của Chỉ thị số 02/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công, ông Hoàng Hải nêu rõ, trong chỉ thị có 2 điểm đáng lưu ý: Nợ công chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, xây dựng các công trình kinh tế xã hội quan trọng, thiết yếu theo quy hoạch, tăng dần tỷ lệ cho vay lại, giảm dần tỷ lệ cấp phát đối với các khoản Chính phủ vay về cho vay lại.

Đối với cho vay lại, hiện nay, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về cho vay lại qua tổ chức tín dụng và đang chờ Thủ tướng quyết định. Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ ban hành nghị định về cho vay lại UBND các tỉnh thành thuộc TƯ, và cũng đang chờ chính phủ họp cho chỉ đạo cuối cùng.

Bộ Tài chính đang chuẩn bị điều kiện cần thiết để sửa Luật Quản lý nợ công. Trong năm 2017 sẽ trình dự thảo Luật Quản lý nợ công mới. Trong phạm vi của Bộ Tài chính đã cố gắng thực hiện đúng tinh thần Chỉ thị 02 của Thủ tướng Chính phủ.

Quản lý vốn ODA theo cơ chế mới

Ông Hoàng Hải cho biết, xuất phát từ các vướng mắc trong quản lý tài chính các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài thời gian qua và yêu cầu về quản lý trong giai đoạn tới, Bộ Tài chính đã quy định một số nội dung quy định mới trong Thông tư số 111/2016/TT-BTC tập trung vào các nội dung sau:

Hướng dẫn rõ nội dung và quy trình xác định cơ chế tài chính ngay từ khâu đề xuất chương trình, dự án; dẫn chiếu đến các quy định đã có tại Nghị định số 16 và làm rõ thêm yêu cầu trình bày tại báo cáo của đơn vị đề xuất.

Về khâu lập kế hoạch và kiểm soát chi, quản lý giải ngân: Thông tư mới bỏ quy định của Thông tư số 218 về việc được giải ngân vượt kế hoạch; cơ sở kiểm soát chi là kế hoạch được giao hoặc kế hoạch vốn bổ sung do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Về quy trình kiểm soát chi, đối với vốn ODA, vốn vay ưu đãi áp dụng quy trình chung về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp, thanh toán chi giải phóng mặt bằng: Thông tư bổ sung hướng dẫn một số nội dung đặc thù đối với ODA như hồ sơ kiểm soát chi (có hiệp định, hợp đồng kèm bản dịch, các hồ sơ, chứng từ liên quan).

Về nội dung kiểm soát chi: bổ sung yêu cầu kiểm soát chi sau đối với hình thức tín dụng thư có hoặc không có thư cam kết; cho phép kiểm soát chi sau từ tài khoản cấp 2 đối với các khoản chi cụ thể trong phạm vi dự toán đã được duyệt./.

Đức Minh

Tags:

相关文章