【keọhacai】Quan tâm thực thi chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ trẻ em
Từ năm 2011 đến giữa năm nay,ựcthichnhschphpluậtvềcngtcbảovệtrẻkeọhacai toàn tỉnh có 201 trẻ em bị xâm hại bao gồm bạo lực và xâm hại tình dục và đều được xử lý kịp thời; riêng giai đoạn 2015 đến tháng 6-2019 có 114 vụ bị khởi tố...
Đối tượng xâm hại trẻ em (trái) ở tỉnh khai nhận hành vi với cán bộ.
Ngành hữu quan thông tin, những năm gần đây, tình trạng trẻ em bị xâm hại vẫn diễn ra theo chiều hướng ngày càng có nhiều vấn đề mới phát sinh với những diễn biến phức tạp, khó kiểm soát.
Thống kê cho thấy đối tượng phạm tội là những người có quan hệ rất gần gũi với nạn nhân, thậm chí là người thân trong gia đình; phần lớn là những người có học vấn thấp, không nghề nghiệp, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn hoặc ức chế trong cuộc sống.
Các đối tượng có thể dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần hoặc dùng thủ đoạn khống chế để ra tay; lợi dụng sự non nớt, không có khả năng tự vệ của trẻ em để dụ dỗ. Hay lợi dụng sự quen biết, lúc người lớn vắng nhà hay thiếu sự quản lý của cha mẹ để dụ dỗ trẻ đến nơi vắng vẻ, thực hiện hành vi xâm hại. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết về giới tính và khả năng phòng vệ yếu của các bé gái để thực hiện hành vi xâm hại.
Cũng có thể là những hành vi làm quen và lấy lòng trẻ bằng cách cho quà, cho tiền, hứa hẹn giúp trẻ những gì mà trẻ thích và muốn. Thủ đoạn này thường được tội phạm áp dụng với những trẻ trong gia đình có khó khăn về kinh tế hoặc những trẻ ham chơi, đua đòi. Dùng sức mạnh thể chất hoặc đe dọa sẽ công khai điều bí mật của trẻ nhằm khống chế và cưỡng ép trẻ...
Có nhiều nguyên nhân dẫn trên trẻ bị xâm hại như chưa được hướng dẫn những kiến thức, kỹ năng cần thiết để phòng tránh; một số cha mẹ thiếu chủ động trong dạy con kỹ năng tự bảo vệ và đôi khi vì e ngại ảnh hưởng đến tương lai của con em mình nên cũng không tố giác kẻ phạm tội.
Nguyên nhân khác là do ảnh hưởng của văn hóa phẩm kích động, bạo lực, phim ảnh khiêu dâm tràn lan bởi những website khiêu dâm, game online kích dục; do sử dụng rượu, bia quá mức dẫn đến mất kiểm soát hành vi.
Một số trường hợp gia đình, cha mẹ thiếu sự quan tâm, chăm sóc, quản lý, giáo dục thường xuyên cho trẻ; có gia đình hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện cho các con đến trường; không có điều kiện để chăm sóc con cái...
Ông Đồng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cho biết, các vụ xâm hại sau khi phát hiện, được các cơ quan chức năng chủ động vào cuộc, kịp thời chỉ đạo và phối hợp thực hiện các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ để hỗ trợ, can thiệp cũng như xử lý hành vi xâm hại trẻ theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích tốt nhất cho trẻ em.
Cùng với đó, đa phần trẻ em bị xâm hại đều được cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trợ giúp xã hội, hỗ trợ giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp, hỗ trợ sử dụng các dịch vụ trợ giúp pháp lý, tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ khác.
Theo lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ trẻ em đã và đang được thực hiện ở tỉnh góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống xâm hại trẻ em. Như rà soát, đề xuất bổ sung, hoàn thiện các quy định chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và vận hành hệ thống bảo vệ trẻ em phù hợp với địa phương.
Đã xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan cung cấp dịch vụ trong phát hiện, hỗ trợ, can thiệp, xử lý các trường hợp nghi ngờ hoặc trẻ em có nguy cơ bị xâm hại.
Các cấp, các ngành cũng thực hiện nghiêm túc, đồng bộ pháp luật về bảo vệ trẻ em và pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục, bóc lột sức lao động, mua bán trẻ em; tăng cường thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và tố tụng hình sự đối với các hành vi vi phạm quyền trẻ em, kiên quyết xử lý ở mức cao nhất của khung xử phạt vi phạm hành chính và hình sự đối với hành vi bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em. Các cơ quan có thẩm quyền kiên quyết xử lý các hành vi bao che, không tố cáo, không phối hợp, không thực hiện, thực hiện không kịp thời trách nhiệm bảo vệ trẻ em của các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân đối với các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, trước hết là trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền các cấp và các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục.
Cơ quan chức năng ở tỉnh còn tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ trẻ em của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục về thực hiện các biện pháp tư pháp, xử lý vi phạm hành chính...
Nâng cao chất lượng công tác này hiện nay và tới đây, toàn tỉnh đã xây dựng và duy trì 67 mô hình phụ nữ hành động vì an toàn cho phụ nữ và trẻ em (khoảng 1.000 thành viên tham gia). Đó là mô hình: Ngôi trường an toàn - nói không với bạo lực học đường; Hồ bơi an toàn cho trẻ, phòng chống đuối nước; Hội cha, mẹ học sinh phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em; Chung tay vì cuộc sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em.
Ngoài ra còn có các mô hình: Tổ nam giới đồng hành cùng phụ nữ phòng, chống xâm hại phụ nữ và trẻ em; Tư vấn hỗ trợ pháp luật về bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em; Ngôi nhà an toàn cho phụ nữ và trẻ em; Nói không với bạo hành phụ nữ và trẻ em; Nói không với bạo lực phụ nữ và xâm hại tình dục trẻ em; Phụ nữ chung tay bảo vệ an toàn giao thông cho trẻ em…
Hậu quả của hành vi xâm hại trẻ em Nạn nhân có thể bị thương tổn ở nhiều mức độ khác nhau. Có thể biểu hiện những rối loạn hành vi cũng như tâm thần từ nhẹ đến nặng, ngắn hạn cũng như dài hạn. Những biểu hiện thường gặp như rối loạn giấc ngủ, thơ ấu hóa, chán ăn, xấu hổ, mặc cảm tội lỗi, rối loạn về ứng xử cũng như khả năng học tập ở trường, tính cách dễ bùng nổ hoặc co mình lại không tham gia vào các hoạt động tại cộng đồng, trường học hay gia đình, có những ý nghĩ tiêu cực hoặc những hành vi mất kiểm soát. Có biểu hiện sợ hãi và lo lắng trước người khác giới hoặc trước những vấn đề liên quan đến tình dục và có thể biểu hiện những hành vi tình dục không đúng mực. Về mức độ ảnh hưởng tâm lý lâu dài, nạn nhân từng bị xâm hại tình dục có nguy cơ tự tử, uống thuốc quá liều, bị rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ, lệ thuộc các thuốc/chất gây nghiện.. |
T.T tổng hợp
(责任编辑:World Cup)
- ·Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
- ·Đầu tư vàng nhẫn hay vàng SJC sẽ lãi hơn?
- ·Ủng hộ... quyết liệt
- ·Tỷ giá Euro hôm nay 17/3/2024: Đồng Euro chưa thể phục hồi, chợ đen giảm 76,61 VND/EUR
- ·Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm
- ·Đổi mới công tác quản lý giáo dục
- ·Giá cà phê hôm nay, 17/3/2024: Giá cà phê trong nước vượt mốc 93.000 đồng/kg
- ·Kiev hoàn tất chuyển quân tới Zaporizhzhia, Mỹ cung cấp mọi thứ Ukraine yêu cầu
- ·Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'
- ·Đa dạng hóa hoạt động thể thao cho học sinh hệ 9+
- ·Duy trì, nhân rộng hơn 570 mô hình học tập và làm theo Bác
- ·Ngân hàng vào cuộc hỗ trợ sẽ là cơ hội tốt giúp doanh nghiệp phục hồi
- ·TP. Hồ Chí Minh: 312.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp
- ·Giá vàng ngày 16/10: Vàng thế giới lao đốc trong phiên cuối tuần
- ·Hầm chui cửa ngõ TPHCM ngập nặng, người dân lại chật vật di chuyển
- ·Tỷ giá USD hôm nay 23/3/2024: USD tiếp tục tăng phi mã
- ·Đại sứ Mỹ khéo léo dùng tiếng Việt một cách hóm hỉnh
- ·Khám phá cỗ xe tăng độc nhất vô nhị trong thế chiến I
- ·Đăng sai suất ăn bán trú của trẻ tiểu học, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu
- ·Một hành trình đáng nhớ