Lĩnh vực chế biến chế tạo khó có thể hồi phục mạnh mẽ trong những tháng cuối năm do nhu cầu hàng hóa thế giới vẫn thấp. |
Động thái điều chỉnh dự báo của Fitch Solutions - đơn vị chuyên nghiên cứu kinh tếvĩ mô của Tập đoàn Fitch - diễn ra sau khi Tổng cục Thống kê chính thức công bố GDP quý II tăng 0,ệtNamsẽtăngnăsoi kèo real valladolid36% và nửa đầu năm 2020 tăng 1,81%.
Tăng trưởng quý II bị kéo tụt do lĩnh vực chế biến chế tạo và dịch vụ giảm sâu do tác động của dịch Covid-19 và các biện pháp chống dịch áp dụng hồi tháng 4.
Các nhà phân tích Fitch Solutions đánh giá, sức hồi phục của lĩnh vực chế tạo của Việt Nam trong nửa cuối năm 2020 sẽ chưa mạnh do nhu cầu hàng hóa toàn cầu vẫn thấp và kinh tế thế giới suy thoái trên diện rộng. Trong khi đó, việc kiểm soát chặt biên giới (Việt Nam mới mở cửa đón các chuyên gia, lao động trình độ cao và nhà đầu tư, chưa đón khách quốc tế) sẽ tiếp tục tác động xấu lên các ngành dịch vụ, đặc biệt là bán lẻ, lưu trú và khách sạn, ăn uống và vận tải.
Điều khiến Fitch Solutions đặt nhiều niềm tin vào xu hướng hồi phục của lĩnh vực chế biến chế tạo là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8 tới. Hiệp định sẽ tạo cú hích cho hoạt động chế biến chế tạo phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra, lĩnh vực chế biến chế tạo đang và sẽ hưởng lợi từ làn sóng dịch sản xuất của các nhà đầu tư “ngoại” từ Trung Quốc và các quốc gia khác trong khu vực đến Việt Nam.
Đối với lĩnh vực dịch vụ, sau khi giảm 1,8% trong quý II so với cùng kỳ năm trước, lĩnh vực này sẽ có bước hồi phục dần trong những tháng cuối năm. Riêng với du lịch - lĩnh vực đóng góp tới 9,2% GDP, các chuyên gia Fitch Solutions lo ngại việc tiếp tục đóng cửa biên giới đối với khách du lịch quốc tế do lo ngại dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng xấu tới ngành du lịch - khách sạn, thập chí đẩy ngành này vào suy giảm sâu hơn.
Điều may mắn là nhờ nỗ lực kiểm soát tốt dịch Covid-19 và chặn đứng dịch lây lan trong cộng đồng, du lịch trong nước đã hồi phục nhanh chóng trong vài tháng qua và phần nào xoa dịu những thiệt hại cho ngành du lịch - khách sạn.
Nền kinh tế Việt Nam với độ mở lớn và hội nhập sâu rộng luôn đứng trước rủi ro từ biến động kinh tế và địa chính trị thế giới. Với đại dịch Covid-19 khó lường, Fitch Solutions nêu giả định, nếu Chính phủ xử lý ổn thỏa dịch bệnh thời gian tới, nền kinh tế Việt Nam sẽ kiên cường trước tác động của dịch bệnh và hưởng lợi từ việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực, đồng thời đạt mức tăng trưởng nhanh hơn so với khu vực.
Còn với kịch bản xấu hơn, nếu xuất hiện làn sóng Covid-19 thứ 2 như các “bạn hàng” lớn, gồm: Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc đang hứng chịu, ngay cả khi Việt Nam chặn đứng được làn sóng này, thì lĩnh vực chế biến chế tạo cũng không tránh khỏi liên lụy do nhu cầu hàng hóa toàn cầu thời Covid-19 vẫn thấp.
Trong nhận định mới đây của Ngân hàngThế giới (WB), kinh tế Việt Nam sẽ nổi lên như điểm sáng ở khu vực. Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Á và Thái Bình Dương với mức tăng dự kiến 2,8% trong năm 2020 và 6,8% trong năm 2021.
Tại Đông Á - Thái Bình Dương, Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia đã gần như kiểm soát hoàn toàn dịch Covid-19, trong khi dịch bệnh tại các nước lân cận như Indonesia và Philippines vẫn chưa đạt đỉnh.
Một số nền kinh tế tại Đông Á - Thái Bình Dương đang trên đà hồi phục mạnh mẽ do có sự chuẩn bị kỹ lưỡng đối phó dịch bệnh, áp dụng tỷ giá linh hoạt cùng với chính sách tài khóa và tiền tệ khôn ngoan. Tuy nhiên, Việt Nam cũng như một số nền kinh tế khác trong khu vực khó tránh được hệ lụy từ các biện pháp chống dịch, đơn cử như nợ tăng cao và thâm hụt tài khóa lớn hơn.