Biện pháp quản lý mới phù hợp xu hướng
Thực hiện Nghị quyết 24/NQ-CP (ngày 26/2/2021),ôngthoángnhưngphảiđảmbảongănchặntrụclợichínhsáket qua bong d Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã xây dựng và đang tiến hành lấy ý kiến dự thảo nghị định quy định quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử (dự thảo nghị định thương mại điện tử - TMĐT), sớm trình Chính phủ.
Cán bộ hải quan hướng dẫn doanh nghiệp nghi hoàn thiện thủ tục nhập khẩu. Ảnh: Nguyễn Sơn |
Dự thảo nghị định TMĐT đã nhận được sự đồng thuận của các bộ, ngành. Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, TMĐT là xu thế tất yếu, ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ trên thế giới. “Vì vậy, việc xây dựng các quy định về thủ tục hải quan, chính sách mặt hàng, chính sách thuế tại dự thảo nghị định TMĐT là cần thiết để tăng cường hoạt động quản lý nhà nước, tạo môi trường minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu”- Bộ Thông tin và Truyền thông nêu quan điểm.
Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tại báo cáo về chỉ số TMĐT Việt Nam, trong 5 năm gần đây thì tốc độ tăng trưởng trung bình năm của Việt Nam từ 25 - 30%. Nếu Việt Nam vẫn duy trì mức độ tăng trưởng này thì quy mô thị trường TMĐT Việt Nam năm 2025 đứng thứ ba Đông Nam Á, sau Indonesia và Thái Lan.
Từ thực tế này, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan nhận thấy với tốc độ tăng trưởng cao như trên cần thiết phải có những biện pháp quản lý mới phù hợp, đảm bảo việc quản lý hải quan, nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động TMĐT qua biên giới.
Xác định trị giá hàng hóa giao dịch Căn cứ vào Luật Hải quan, dự thảo nghị định thương mại điện tử (TMĐT) quy định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu qua giao dịch TMĐT là giá bán ghi trên đơn hàng hoặc chứng từ thanh toán hoặc chứng từ, tài liệu khác có giá trị tương đương, không bao gồm chi phí vận tải quốc tế và bảo hiểm quốc tế. Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu qua giao dịch TMĐT là giá mua ghi trên đơn hàng hoặc chứng từ thanh toán hoặc chứng từ, tài liệu khác có giá trị tương đương, bao gồm chi phí vận tải quốc tế và bảo hiểm quốc tế. Về thu nộp thuế, phí hải quan đối với hàng hóa giao dịch qua TMĐT thực hiện tương tự như nộp thuế và phí hải quan đối với hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh. |
Đồng thuận với dự thảo nghị định TMĐT, Bộ Ngoại giao cho rằng, việc ban hành nghị định là cần thiết, yêu cầu cấp bách nhằm tăng cường khung pháp lý trong nước, thúc đẩy hoạt động TMĐT, tạo môi trường minh bạch, đảm bảo thực thi các hiệp định thương mại tự do và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết.
Để hoàn thiện dự thảo nghị định TMĐT, Bộ Ngoại giao đề nghị ban soạn thảo cân nhắc đối tượng quản lý là chủ các cửa hàng kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Bởi trên thực tế, các sàn giao dịch và trang TMĐT như Amazon hay Shopee không trực tiếp kinh doanh mặt hàng cụ thể. “Thực tiễn cơ quan hải quan có thể tham khảo kinh nghiệm quản lý thuế qua thương mại của Singapore đã thực hiện hiệu quả” - Bộ Ngoại giao đề xuất.
Đảm bảo chống thất thu thuế
Theo Ban soạn thảo nghị định, các ý kiến của bộ, ngành đã được tiếp thu và làm rõ việc cần thiết phải có những quy định để kiểm soát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua TMĐT nhưng vẫn đảm bảo thuận lợi để người mua, người bán tuân thủ thực hiện đúng theo quy định pháp luật, đặc biệt là các quy định nhằm “bịt” sơ hở về thất thu thuế.
Theo cơ quan hải quan, quy định của pháp luật về thuế nhập khẩu có đề cập hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh (không phân biệt hàng hóa TMĐT hay hàng hóa khác) có trị giá hải quan từ 1 triệu đồng trở xuống, hoặc tổng số thuế từ 100.000 đồng trở xuống thì được miễn thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, chưa có cụ thể số lần hoặc lô hàng được miễn thuế, vì vậy có tình trạng người khai hải quan lợi dụng chính sách này để chia nhỏ lô hàng nhằm trốn thuế.
Từ thực tế đó, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đề xuất hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua TMĐT được miễn thuế nhập khẩu gồm: hàng hóa nhập khẩu có giá trị hải quan theo từng đơn hàng từ 1 triệu đồng trở xuống; hàng hóa nhập khẩu có giá trị hải quan theo từng đơn hàng trên 1 triệu đồng, nhưng có tổng số tiền thuế nhập khẩu phải nộp dưới 100.000 đồng. Ngoài ra, mỗi tổ chức, cá nhân mua hàng chỉ được hưởng tiêu chuẩn miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu không quá 1 đơn hàng/ngày và không quá 4 đơn hàng/tháng.
PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc xây dựng các quy định như trên để bảo đảm công tác quản lý, ngăn chặn trốn thuế và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua TMĐT là phù hợp. Hiện nay, ngoài khách hàng cá nhân mua hàng từ nước ngoài qua sàn TMĐT để sử dụng, không ít cá nhân, tổ chức thông qua hình thức này để nhập hàng về buôn bán. Vì vậy, việc quy định các trường hợp được miễn thuế, giới hạn số lượng đơn hàng được miễn thuế là cần thiết là một trong những biện pháp để ngăn chặn việc lợi dụng chính sách để trục lợi. Quy định này nhằm ngăn chặn tình trạng tổ chức, cá nhân lợi dụng chính sách miễn thuế để chia, tách hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế khi thực hiện mua bán hàng hóa qua giao dịch thương mại điện tử.
Kinh nghiệm của các nước Để xây dựng dự thảo nghị định quy định quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua TMĐT, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã nghiên cứu kinh nghiệm nhiều nước phát triển trên thế giới. Tại Trung Quốc, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, từ năm 2012, quốc gia này đã thực hiện thí điểm quản lý hàng hóa giao dịch qua TMĐT xuyên biên giới. Đến nay, hoạt động TMĐT xuyên biên giới hoạt động theo 2 hình thức: nhập khẩu ngoại quan (hàng hóa được nhập khẩu trước lưu giữ tại khu vực riêng, sau khi có đơn hàng của người mua thì thực hiện thủ tục nhập khẩu để giao cho người mua hàng) và nhập khẩu mua hàng trực tiếp (khi có đơn hàng giao dịch TMĐT hàng hóa được vận chuyển về Trung Quốc và thực hiện thủ tục nhập khẩu). Tại Indonesia, để đảm bảo quản lý, chính quyền xây dựng một kế hoạch tổng thể cho TMĐT xuyên biên giới. Theo đó, Indonesia hiện đang xây dựng thủ tục hải quan áp dụng cho hàng hóa dưới 1.500 USD giao dịch qua các trang mạng giao dịch hàng hóa trực tuyến như Lazada, Tokopedia, Blibli, Ladoza. Sàn giao dịch điện tử chia sẻ dữ liệu hóa đơn điện tử, catalogs điện tử tới cơ quan hải quan và cơ quan hải quan cấp giấy phép cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến (giấy phép được cấp bởi một đơn vị hải quan được sử dụng trên toàn quốc), thuế được thu tự động trên các trang giao dịch này. Cũng theo Tổng cục Hải quan, đối với các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Liên minh châu Âu, dù không có quy định riêng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua TMĐT, nhưng các quốc gia này đều có chính sách hỗ trợ để tăng tốc độ thông quan đối với các lô hàng trị giá nhỏ như sử dụng tờ khai đơn giản, mục lục thông quan, tờ khai không chính thức… nhằm giảm thiểu thông tin phải khai báo, tăng tốc độ thông quan hàng hóa. |