当前位置:首页 > World Cup

【thuy si vs】Thêm nhà đầu tư khủng xin đầu tư Dự án cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ

TheêmnhàđầutưkhủngxinđầutưDựáncảngtổnghợpvàcontainerCáiMépHạthuy si vso thông tin của Báo điện tử Đầu tư – Baodautu.vn, Công ty cổ phần cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link  (Gemalink) vừa gửi Thủ tướng Chính phủ thư quan tâm và đề xuất Đề án đầu tưvà phát triển cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ.

Theo đó, Gemalink khẳng định là có đủ năng lực tài chínhvà kinh nghiệm để triển khai Dự ánthành công. 

Ngoài vốn tự có, tùy thuộc vào phê duyệt ở giai đoạn tiếp theo, Gemalink sẽ xem xét huy động lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay của mình cũng như tiến hành thu xếp nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế dựa trên hiệu quả kinh doanh, sức khỏe tài chính ổn định và mức độ tín nhiệm tín dụng cao, cũng như sự ủng hộ của các cổ đông của doanh nghiệpnày.

Cảng Gemalink một ít các cảng đủ khả năng tiếp nhận cỡ tàu container có trọng tải lên tới 200.000 DWT. (Ảnh: Gemalink).

Nếu được lựa chọn là nhà đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ, Gemalink cho biết là sẽ mang lại cho Dự án nhiều lợi thế cạnh tranh vượt trội.

Cụ thể, với mối quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững với Tập đoàn CMA - CGM, liên minh Ocean Alliance và các khách hàng hiện hữu, Gemalink có thể đảm bảo sản lượng hàng hóa thông qua cho Dự án và thu hút các hãng tàu trong liên minh đến khu bến Cái Mép – Thị Vải.

Đặc biệt, vị trí địa lý thuận lợi giữa bến cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ và bến cảng Gemalink, Công ty có thể tối ưu hiệu quả khai thác mặt nước và khu vực biển, cũng như tối ưu hiệu quả khai thác của cả hai bến cảng thông qua việc kết nối hai bến cảng thành cụm cảng biển đồng bộ.

Ngoài ra, Công ty còn có thể phát huy tối ưu hoạt động của cả hai bến cảng thông qua hợp lực với hệ sinh thái tích hợp cảng và logistics của Gemadept (gồm cảng biển, ICD, vận tải biển, vận tải thủy, vận tải bộ, các trung tâm logistics và cảng hàng hóa hàng không) và mạng lưới toàn cầu của Tập đoàn CMA - CGM, góp phần phát triển khu bến Cái Mép – Thị Vải trở thành khu cảng cửa ngõ, trung chuyển quốc tế.

Được biết, Gemalink không phải là nhà đầu tư lớn duy nhất quan tâm tới Dự án đầu tư xây dựng cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ.

Vào cuối tháng 4/2024, liên danh SCIC - GELEXIMCO - ITC đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ.

Văn bản này do ông Vũ Văn Tiền, Tổng giám đốc GELEXIMCO thay mặt liên danh ký. Cụ thể, ông Vũ Văn Tiền xin Thủ tướng xem xét, chấp thuận chủ trương giao cho liên danh SCIC - GELEXIMCO - ITC nghiên cứu, đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, khu bến Cái Mép (bao gồm Dự án đầu tư xây dựng Cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ) là khu bến chính của cảng cửa ngõ, trung chuyển quốc tế, được quy hoạch cho cỡ tàu trọng tải đến 250.000 DWT.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng đã chấp thuận điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết khu bến Cái Mép Hạ vào Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó quy hoạch bến cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ có quy mô 216,6 ha, chiều dài tuyến bến 5,96 km cho tàu container đến 250.000 DWT với lộ trình đầu tư giai đoạn khởi động đến năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030.

分享到: