Đây là ý kiến của đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khi phát biểu về các quy định liên quan tới chức năng,ảiđảmbảotínhđộclậpvàđượctraođủthẩmquyềtỷ lệ kèo bóng đá tivi nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) trong dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi).
>>Vì sao nên giữ nguyên quy định Ủy ban Chứng khoán thuộc Bộ Tài chính?
>>Mô hình Ủy ban Chứng khoán hiện nay phù hợp chủ trương, thực tiễn và thông lệ quốc tế
Mô hình hiện tại chưa cản trở sự tăng trưởng tích cực của TTCK
Theo đại biểu Hoàng Quang Hàm, nhiệm vụ của UBCKNN là quản lý, giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán (TTCK) nhằm bảo vệ nhà đầu tư, đảm bảo thị trường công bằng, hiệu quả và minh bạch, giảm rủi ro hệ thống. Để hoạt động hiệu quả, UBCKNN phải độc lập trong việc thực thi các chức năng và quyền hạn của mình; có trách nhiệm rõ ràng, đủ thẩm quyền, nguồn lực và có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ.
Như vậy, “nhìn vào mục tiêu, nguyên tắc hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, thì UBCKNN trực thuộc ai không phải là vấn đề cốt lõi, mà quan trọng là phải đảm bảo tính độc lập và quy định rõ trách nhiệm, trao đủ thẩm quyền, nguồn lực để cơ quan này có đủ năng lực quản lý, giám sát hoạt động của TTCK” – đại biểu Hoàng Quang Hàm nhấn mạnh.
Đại biểu Hoàng Quang Hàm phát biểu ý kiến về dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) chiều 13/6 tại Quốc hội. Ảnh: quochoi.vn. |
Đại biểu Hoàng Quang Hàm phân tích thêm, trước đây UBCKNN là cơ quan thuộc Chính phủ; đến năm 2004 chuyển về trực thuộc Bộ Tài chính. Quy mô TTCK Việt Nam còn khiêm tốn, chưa thực hiện đầy đủ vai trò huy động vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp, vẫn tồn tại sự mất cân đối giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Nhưng sự phát triển của TTCK đã có nhiều chuyển biến đột phá, tích cực.
Nếu giai đoạn 2000 - 2005 quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt mức trên dưới 1% GDP thì đến 2018 đạt 71,9% GDP; quy mô thị trường trái phiếu cũng tăng nhanh, đến tháng 5/2019 đạt 40,7% GDP. TTCK phái sinh tuy mới chính thức vận hành từ tháng 8/2017 nhưng năm 2018 thanh khoản tăng mạnh, đã và đang trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn.
Cùng với đó, mức độ tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK tăng từ 10 - 11% các năm trước, lên khoảng 15% nửa cuối 2017 và 2018. Năm 2018, TTCK Việt Nam được ghi nhận là thị trường duy nhất trong khu vực được khối ngoại mua ròng. Đồng thời năm 2018, cũng đã có tổ chức quốc tế uy tín (FTSE Russell – PV) đưa TTCK Việt Nam vào danh sách theo dõi nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi hạng 2.
“Số liệu và tình hình của TTCK Việt Nam cho thấy mô hình UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính không gây ách tắc cho sự phát triển, chưa cản trở sự tăng trưởng tích cực của TTCK” – đại biểu Hoàng Quang Hàm nhấn mạnh.
Tránh gây xáo trộn trong bối cảnh thị trường đang phát triển tích cực
Đại biểu Hoàng Quang Hàm cho rằng, việc đưa UBCKNN thành cơ quan thuộc Chính phủ cần hết sức cân nhắc vì sẽ gây xáo trộn, mất thời gian sắp xếp lại tổ chức nhân sự và có thể gây tác động đến TTCK, trong khi thị trường đang phát triển bình thường và đạt kết quả tích cực.
Hơn nữa, theo đại biểu, đề xuất thay đổi không có đánh giá tác động và không nêu bật được sự cần thiết. Các lý do là giảm bớt khâu trung gian, tăng tính độc lập hay đổi mới và cấu trúc lại thị trường tài chính còn nặng về định tính, chưa được chứng minh bằng các lập luận khoa học và bằng chứng thuyết phục là tại sao chuyển đổi lại tăng tính độc lập hay chuyển đổi tác động đến đổi mới và cấu trúc lại thị trường như thế nào….
Theo đó, để có thể thay đổi mô hình UBCKNN cần phải làm rõ 5 nội dung:
(i) Thuộc Chính phủ sẽ tăng tính độc lập như thế nào? Tại sao thuộc Chính phủ lại tăng tính độc lập trong khi có thể tăng tính độc lập bằng cách trao đủ thẩm quyền và quy định để UBCKNN độc lập về chuyên môn khi thực hiện nhiệm vụ.
(ii) Thuộc Chính phủ sẽ đảm bảo chủ động, kịp thời khi xử lý các tình huống biến động như thế nào, bớt được thủ tục, thời gian ra sao, trong khi xin ý kiến Chính phủ thì Chính phủ vẫn phải lấy ý kiến của Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan và họp Chính phủ để quyết định.
(iii) Thuộc Chính phủ có nâng cao được trách nhiệm của UBCKNN hay không, hay trách nhiệm đó chỉ cần quy định rõ ràng cụ thể trong Luật Chứng khoán.
(iv) Cắt việc trực thuộc Bộ Tài chính có rủi ro gì? UBCKNN có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ không, khi trước đây trực thuộc Bộ Tài chính là để có sự hỗ trợ về chính sách, nguồn lực và các yếu tố thúc đẩy thị trường.
(v) Cắt việc trực thuộc Bộ Tài chính có ảnh hưởng đến lộ trình thoái vốn, cổ phần hóa DNNN không, có đảm bảo việc phát triển TTCK gắn liền với điều hành chính sách tài khóa, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo cân đối giữ thị trường vốn và thị trường tiền tệ hay không?...
“Nếu đề xuất thay đổi mô hình phải làm rõ 5 nội dung trên, nếu không thì cần giữ nguyên như hiện hành là UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính và nghiên cứu bổ sung thêm các quy định để bảo đảm tính độc lập và trao đủ thẩm quyền, để UBCKNN quản lý, giám sát được toàn diện lĩnh vực chứng khoán và TTCK, đảm bảo sự phát triển ổn định của thị trường” – đại biểu Hoàng Quang Hàm nhấn mạnh.
Ngoài ra, đại biểu Hoàng Quang Hàm cũng tán thành quy định nâng điều kiện về mức vốn điều lệ của công ty đại chúng từ 10 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng, để phù hợp với qui mô TTCK và nâng cao chất lượng của các công ty đại chúng.
Hơn nữa, theo đại biểu, việc phát triển doanh nghiệp đã đến lúc phải tính đến chất lượng. Nhìn vào số liệu 2018 cho thấy, chất lượng doanh nghiệp đang là vấn đề ảnh hưởng đến tăng trưởng. Năm 2018, cứ có 10 doanh nghiệp thành lập mới hoặc quay trở lại hoạt động thì có hơn 5 doanh nghiệp rời bỏ thị trường; cứ 10 doanh nghiệp kê khai thuế thì có 6 doanh nghiệp báo lỗ.
“Thực trạng này nếu do chính sách của Nhà nước thì cần tiếp tục cải thiện, nhưng cũng phải chấp nhận sự điều tiết của thị trường để phân loại doanh nghiệp, nhờ đó mới có thể tạo ra những doanh nghiệp lớn, đủ tầm dẫn dắt sự phát triển” – đại biểu Hoàng Quang Hàm nói./.
Duy Thái