Cũng như nhiều đứa trẻ khác có mặt ở nơi này,óngchanơiphápđìkết quả uruguay em đang đợi để được gặp cha. Đợi khi nào cánh cửa phòng xử mở ra, em sẽ được người nhà vội vàng bế thốc lên, chen qua lực lượng công an đang đứng kín trước cửa để được nhìn người thân trong đó. Bé L trước tòa đợi cha Có rất nhiều đứa trẻ theo người thân đến dự phiên xét xử vụ án giết người sáng 12-6 tại Tòa án nhân dân TP Hà Nội. Tiền án tiền sự - tái phạm nguy hiểm
Đó là phiên xử bị cáo Đàm Văn Chung (26 tuổi, quê Hưng Yên) và sáu đồng phạm gồm Đặng Đức Hòa (23 tuổi), Trần Xuân Mạnh (23 tuổi), Hoàng Văn Minh (28 tuổi), Nguyễn Văn Duy (19 tuổi), Đỗ Văn Đạt (23 tuổi) và Vũ Thanh Điệp (26 tuổi). Cả nhóm bị đưa ra xét xử về tội giết người. Trong số bảy bị cáo thì có hai bị cáo đã có tiền án tiền sự. Lần phạm tội này thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm. Thế nhưng từ đầu đến cuối phiên tòa, người dự khán không hề thấy được thái độ ăn năn. Cả nhóm bảy người đều là công nhân từ các tỉnh về thôn Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) làm thuê. Xuất phát từ mâu thuẫn với T.T.A. (19 tuổi), Nguyễn Anh Hiếu (28 tuổi) đã rủ bảy người bạn đi gặp T.A. để giải quyết mâu thuẫn. Hiếu và bạn bè mang theo đao, dao, súng rồi thuê ba chiếc taxi đi tìm T.T.A.. Khi gặp nhóm của T.T.A., cả bọn cầm dao đuổi chém, bắn súng hoa cải làm bốn người trong nhóm T.T.A. bị thương tích từ 2-6%. Gây án xong, cả nhóm bỏ trốn. Các bị cáo khai vì nể nang, nghe theo lời Nguyễn Anh Hiếu nên mới đi đánh nhau giùm, nhưng Hiếu đã bỏ trốn nên cơ quan điều tra tách vụ án hình sự và tạm đình chỉ vụ án đối với Hiếu. Nghe tòa thẩm vấn, người dự khán cứ ngỡ như đang lạc vào một trận chiến kinh hoàng nào đó chứ không đơn thuần là vụ án đánh nhau giữa hai nhóm bạn. Các bị cáo chuẩn bị đầy đủ vật dụng để gây sát thương cho đối phương như dao găm, dao quắm, súng côn, súng bắn hoa cải, đao. Tòa hỏi những thứ đó các bị cáo lấy từ đâu, một số bị cáo trả lời không nhớ, một số bảo thấy để sẵn trên taxi thì mang đi. Tòa hỏi sao bị cáo dùng dao chém người này, dùng gạch ném người kia, sao các bị cáo khi đánh nhau thì hô chiến đấu, hô xung phong như đi đánh trận, còn bây giờ lại im lặng đến như thế? Đáp lại câu hỏi ấy vẫn là sự im lặng. “Bố ơi, mẹ đi cặp bồ rồi” Phía bên trong và ngoài phòng xử 104C ngày hôm ấy dường như là hai bức tranh đối lập nhau. Các bị cáo đứng trước vành móng ngựa tỏ vẻ bất cần, không hợp tác với tòa án. Ngoài phòng xử, người thân các bị cáo đứng ngồi vạ vật, chen nhau xin vào trong xem xét xử. Người bế con, người kiễng chân trước cửa, người năn nỉ lực lượng công an được cho vào trong... Khi tòa nghị án, bà Đỗ Thị Cần, mẹ bị cáo Đỗ Văn Đạt, vội vàng chạy ra ôm cháu ngoài hành lang vào phòng xử để được gặp bố. Nhưng cánh cửa phòng xử đã đóng kín, bà xin mãi không được, liền ôm cháu ra hành lang ngồi khóc. Cô bé 5 tuổi thấy bà khóc cũng khóc theo. Cô bé ấy là con gái của bị cáo Đỗ Văn Đạt. Khi Đạt bị bắt, vợ bị cáo đã để lại hai đứa con cho ông bà nội nuôi rồi bỏ đi biệt tăm. “Con tên L., em con tên P.. Bố con đi chơi với bạn bè, không ở với mẹ. Mẹ con bỏ đi Hà Nội rồi. Con thương bố thôi, không thương mẹ, vì mẹ con bỏ con. Bố con trong kia kìa” - cô bé nói với người lạ rồi chỉ tay vào phòng xử đóng kín cửa. Thật khó có thể tin được những yêu ghét với lý do rõ ràng như thế lại từ miệng một đứa trẻ 5 tuổi nói ra. Bà Cần vội vàng dúi vào tay cháu một hộp sữa, bảo uống đi khỏi đói rồi nhờ người lạ trông cháu để chạy lên căngtin lấy lại tiền thối khi mua sữa lúc nãy bỏ quên. Khi bà trở xuống thì đã đến giờ tuyên án. Bà vội vàng chen chân vào dòng người đứng trước cửa phòng xử để nghe, không để ý đến đứa cháu đang ngồi với người lạ ngoài hành lang. L. rất ngoan. Tay chân em cáu bẩn, cả người còn nghe mùi khét của nắng gió, bụi đường. Sáng nay em dậy từ 4g sáng để theo bà từ Hà Nam lên Hà Nội thăm bố, không được miếng gì vào bụng. Cô bé uống sữa xong, còn cẩn thận mang vỏ hộp ra ngoài xa để vứt. Ai hỏi gì bé cũng xưng con, vâng dạ rất lễ phép. Tòa tuyên án xong, vì có luật sư xin nên L. được vào phòng xử gặp bố. Bị cáo Đạt ôm con và khóc. Cô bé cũng khóc theo. Bị cáo nói với con: “Con ở nhà với ông bà nội, không được lên nhà bà ngoại nghe không. Ở nhà phải nghe lời bà nội, học ngoan, ăn ngoan đó nghe không”. Bố nói cái gì L. cũng vâng. Câu nói duy nhất mà chúng tôi nghe L. nói với bố trong buổi gặp gỡ ấy là: “Bố ơi, mẹ đi cặp bồ rồi”. Đáp lại con, Đạt quát: “Kệ xác nó!”. Im lặng một lúc, dường như thấy có lỗi vì đã quát con, Đạt vuốt tóc con và nhắc lại lời nói ban nãy: “Con ở với ông bà nội, cấm được lên nhà ông bà ngoại nghe không”. Công an dẫn các bị cáo ra xe tù. Bà Cần vội vàng chạy theo con, đưa lên xe tù cho con một túi nilông nào sữa, thuốc lá, trái cây... nhưng nhiều đồ quá, túi nilông lại mỏng, bịch đồ rơi xuống, đồ đạc vương vãi trên sân tòa. Chiếc xe tù vùn vụt lao đi. Chỉ còn người mẹ nghèo đứng đờ đẫn nhìn theo xe. Chiều hôm ấy, bà Cần lại đưa cháu vào trại tạm giam số 1 Công an TP Hà Nội để thăm con và chuyển đồ. Nhưng rồi cũng không vào được vì không đúng ngày. “Họ hẹn đầu tháng mới đi thăm được. Hôm đó về L. mệt quá, không ăn uống được gì, nằm li bì suốt đêm” - bà Cần nói. Hôm ở tòa, có người họ hàng bảo thấy bà Cần nuôi hai cháu vất vả, muốn xin nhận bé L. về nuôi nhưng bà Cần từ chối. Nhắc lại chuyện ấy, bà Cần cương quyết: “Dù có chết đói chết khát tôi cũng không thả cháu tôi ra đâu. Ngày xưa đói khổ hơn gấp trăm lần mà tôi vẫn nuôi được các con thì giờ tôi nuôi cháu tôi được. 13 năm tù dài thật đấy, nhưng rồi có ngày nó cũng được ra tù để về với các con...”. Và như thế, dưới mái nhà nhỏ ở một xã thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, bà Cần vẫn hằng ngày còng lưng trên mấy sào ruộng, nuôi hai đứa cháu nhỏ để ngóng đợi 13 năm sau, ngày con trai ra tù... Theo Tuoitre |